Trang chủ

Dienstag, Januar 31, 2017

Năm nay sẽ có một tước hiệu mới dành cho Đức Mẹ Maria?

Chân Phương1/30/2017


Hồi đầu tháng này, Hiệp hội Thánh Mẫu Quốc tế (International Marian Association) đã đệ trình một bản thỉnh cầu lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô xin ngài công nhận rộng rãi tước hiệu Mẹ Maria là "Đấng đồng công cứu chuộc với Chúa Giêsu Cứu Thế".

Tài liệu thỉnh cầu dày 10 trang đã được gửi đi bởi Ủy ban Thần Học của Hiệp hội này, gồm một nhóm hơn 100 nhà thần học, giám mục, linh mục, tu sĩ và lãnh đạo giáo dân đến từ hơn 20 quốc gia với trọng tâm nói về "chân lý và tình yêu tròn đầy của Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu". Động thái này diễn ra trong khuôn khổ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Bồ Đào Nha.

Montag, Januar 30, 2017


Kinh Truyền Tin Chúa Nhật với Đức Phanxicô: khó nghèo trong tinh thần, phương thuốc chữa bút chiến

Vũ Văn An1/29/2017
Elise Harris của CNA/EWNT News, khi đưa tin về bài nói chuyện của Đức Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật thứ Tư Mùa Thường niên, đã đặt chủ đề cho nó như trên. 

Nữ ký giả này tường trình như sau: Vào ngày Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng sống nghèo khó trong tinh thần không nhất thiết có nghĩa từ bỏ các sự vật, mà thay vào đó, là sống khiêm nhường và cởi mở đối với người khác, một thái độ có khả năng thắng vượt được các cuộc bút chiến và chia rẽ và dẫn ta tới tình huynh đệ lớn hơn.
Cha Thánh Gioan Bosco, Người Cha và Thày của Giới Trẻ & Năm Gia Đình
Thanh Quảng sdb1/30/2017

LỄ KÍNH CHA THÁNH GIOAN BOSCO, NGƯỜI CHA VÀ THÀY CỦA GIỚI TRẺ 



ẢNH HỬNG CỦA NGƯỜI MẸ


Don Bosco mồ côi cha từ lúc hai tuổi, lại sinh trong một gia đình phức tạp, cha Gioan Bosco có hai đời vợ. Người vợ trước để lại một người con, là Anthony sau này đã gây nên bao nhiêu khó khăn cho Gioan Bosco và khổ đau cho Mẹ Margarita, mẹ của Bosco và Giuse. Tuy gia đình nghèo và đầy bất hạnh, nhưng Bosco lại may mắn có được một người mẹ thật thánh thiện, khôn ngoan và cương nghị. Bà có một lòng đạo đức sâu xa và tôn sùng kính yêu Mẹ Maria đặc biệt.

Freitag, Januar 27, 2017


TẾT DÂN GIAN, TẾT NHÀ ĐẠO 

Fx Đỗ Công Minh


TẾT  với người Việt Nam quả là thiêng liêng, cao quí. Có thể nói không một ai mang trong mình giòng máu Lạc Hồng lại không cảm thấy nôn nao khi những ngày cuối năm âm lịch đến, chờ mong một cái Tết . Không ai bảo ai, người người nghĩ về Tết, nhà nhà sửa sọan đón xuân sang. Người xa nhà luôn mong ngóng ngày xum họp. Dù có phải ăn tết xa quê nhưng lòng vẫn hướng quê nhà. Ở đâu chăng nữa vẫn nhớ về gia đình, nơi còn có những người thân trông đợi. Người Việt Nam ở nước ngòai, nhất là ở phương tây thì thật là thiệt thòi. Tết đến không được nghỉ, trẻ em vẫn đến trường, công chức vẫn phải đi làm. Chỉ những người hành nghề tự do như làm nails, buôn bán lẻ, may ra mới dám nghỉ tiệm một ngày mùng 1 tết. Còn hầu như Việt kiều phương Tây ăn tết sớm vào thứ bảy, Chúa nhật trước ngày tết ( Vì được nghỉ ). Nhân ngày tết, mời độc giả ôn lại ý nghĩa ngày tết của dân gian ta và cái tết của nhà Đạo mình .

XUÂN TRONG KINH THÁNH

TRẦM THIÊN THU

Mùa Xuân là mùa đặc biệt, không chỉ có cảnh vật đẹp nhất trong năm vì cây cối vừa hồi sinh từ mùa Đông băng giá: Đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa, kết trái; đồng thời lòng người cũng cảm thấy rất “khác lạ”. Mùa Xuân được ví là thời tuổi trẻ – gọi là tuổi thanh xuân. Trong đời người, tuổi xuân là tuổi đẹp nhất. Xuân đời và Xuân người, đó là kỳ công của Thiên Chúa, và là tặng phẩm Ngài trao ban cho con người. 

Donnerstag, Januar 19, 2017

Chúa Nhật III thường niên - Năm A

LỰA CHỌN CỦA CHÚA GIÊSU

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Địa lý nước Do Thái chia làm ba miền. Miền Nam được gọi là Giuđêa. Miền Trung là Samaria. Miền Bắc là Galilêa. Thủ đô Giêrusalem thuộc về miền Nam. Đây là trung tâm chính trị và tôn giáo. Vua Hêrôđê đóng đô ở Giêrusalem. Đền thờ Giêrusalem là trái tim của dân tộc Do Thái. Hằng năm người ở mọi miền tuốn về Giêrusalem dự lễ. Đây cũng là nơi quy tụ quyền lực tôn giáo. Có dinh thầy cả thượng phẩm. Có các luật sĩ, biệt phái, văn nhân. Người ở Giuđêa coi Giêrusalem là đền thờ duy nhất, đạo ở Giuđêa là chính thống. Họ tẩy chay người ở Samaria, coi Samaria là ngoại đạo vì người ở Samaria xây cất đền thờ riêng trên núi Garidim. Người ở Giuđêa không bao giờ đi lại tiếp xúc với người Samaria. Còn miền Galilêa ở phía Bắc, tuy không có đền thờ đối nghịch với Giuđêa, nhưng bị Giuđêa khinh miệt vì đó là nơi pha tạp đủ mọi sắc dân, là đất của dân ngoại.

Samstag, Januar 14, 2017

Chúa Nhật II thường niên - Năm A

ĐẤNG THIÊN CHÚA TUYỂN CHỌN

Chú giải của Noel Quession
Ông Gioan thấy Đức Giêsu tiến về phía mình...

Như ba Tin Mừng nhất lãm, Tin Mừng của Gioan mở đầu sứ vụ của Đức Giêsu bằng sứ vụ của Gioan Tẩy Giả trên bờ sông Giođan. Những, như những Thánh sử khác, và còn hơn thế, Gioan khởi đi từ sự kiện lịch sử này (xảy ra khoảng năm 27) để cho chúng ta một suy tư thần học (mà ngài có thời gian nghiền ngẫm đến chín muồi đến khoảng năm 95 lúc biên soạn).
Chúa Nhật II thường niên - Năm A

ĐÂY CHIÊN THIÊN CHÚA

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Trong Thánh Lễ, ta đọc Chiên Thiên Chúa nhiều lần. Có lẽ ít người hiểu được ý nghĩa của cụm từ “Chiên Thiên Chúa”. Nhưng khi Gioan Baotixita giới thiệu Chúa Giêsu cho dân Do Thái: “Đây là Chiên Thiên Chúa” thì người Do Thái hiểu rõ ý nghĩa của từ ngữ.

Trong Kinh Thánh, chiên được dùng làm biểu tượng cho những người hiền lành, đạo đức. Trong dụ ngôn về ngày phán xét, Chúa đã tách chiên ra khỏi dê. Chiên ở bên phải, dê ở bên trái.

Dienstag, Januar 10, 2017

LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA, KHOA HỌC CÓ THỂ ĐI ĐẾN GIẾT NGƯỜI



LỄ CHÚA HIỂN LINH 2017
Nhà bác học Newton, là một nhà vật lý học nổi tiếng. Với việc phát minh ra kính viễn vọng, ông trở thành người đầu tiên trong nhân loại có thể nhìn và quan sát vũ trụ.
Sau khi nhìn thấy mọi huy hoàng rực rỡ và vẻ đẹp diệu kỳ của cả một thế giới bao la mênh mông bên ngoài trái đất thông qua công trình mới của mình, Newton đã thốt lên: Tôi thấy Thiên Chúa ở đầu kính viễn vọng của tôi.

Freitag, Januar 06, 2017


Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Lễ Hiển Linh 06/01/2017

J.B. Đặng Minh An dịch1/6/2017
Lúc 10h sáng thứ Sáu mùng 6 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Lễ Hiển Linh bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

“Ðức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Ðông, nên chúng tôi đến để bái lạy Người” (Mt 2:2)

Qua những lời này, các Đạo Sĩ, đến từ phương xa, nói cho chúng ta biết lý do của cuộc hành trình xa diệu vợi của các vị, đó là họ đến để bái lạy Vị Vua mới sinh. Thấy và thờ lạy. Hai hành động này nổi bật trong trình thuật Tin Mừng này. Chúng tôi thấy một ngôi sao và chúng tôi muốn thờ lạy.


Chúa Nhật : Chúa Hiển Linh

NƠI VUA RA ĐỜI (Mt 2, 1-2)

Chú giải mục vụ của William Barclay
Đây là một thị trấn cách Giêrusalem mười cây số về phía nam. Thời xưa nó còn được gọi là Êprát hoặc Éprata. Tên “Bêlem” có nghĩa là “nhà bánh”. Bêlem nằm ở một vùng quê mầu mỡ nên tên đó rất xứng hợp, nó đứng trên ngọn đồi đá vôi cao hơn, có hai đỉnh hai bên, ở giữa lõm xuống như yên ngựa. Từ vị trí đó Bêlem trông như một thị trấn đặt giữa một đại hí trường do những núi đồi tạo dáng.
Bêlem có một lịch sử lâu đời, đó là nơi Giacóp chôn cất Rakhen, vợ ông, và dựng một bia tưởng niệm bên mộ (St 48,7; 35,20). Đó cũng là nơi Rút đã sống và gặp Bôô (R 1,22) và từ Bêlem, Rút có thể thấy vùng đất Môáp, quê hương mình, ở bên kia sông Giođan. Nhưng trên hết, Bêlem là nhà và thành của Đavít (1Sm 16,1; 17,12; 20,6), chính Đavít đã thèm khát được uống nước tại giếng của Bêlem khi ông còn lưu lạc trốn tránh trên các núi (2Sm 23,14.15)
Trong những ngày sau đó, ta đọc thấy Rơkhápam xây đắp thành lũy cho Bêlem (2Sb 11,6). Nhưng trong sử của Israel và trong tâm trí của dân chúng, Bêlem là thành của vua Đavít. Chính từ dòng dõi nhà Đavít mà Thiên Chúa ban Đấng Cứu Độ uy hùng đến với dân Ngài như tiên tri Mikha đã nói: “Hỡi Bêlem, Éprata, ngươi nhỏ nhất trong đất Giuđa, song từ nơi ngươi sẽ xuất hiện cho ta một Đấng cai trị trong Israel, gốc tích của Ngài là bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng” (Mk 5,1).
Chúa Nhật : Chúa Hiển Linh

TIN MỪNG VUI BIẾT BAO!

Chú giải của Noel Quesson
Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị vì
Đó chỉ là những từ duy nhất, rất ngắn ngủi mà Matthêu dùng để nói về lễ Giáng sinh. Ít thật! Thực sự, Matthêu có vẻ chú ý quá ít đến biến cố đơn thuần, khác với Luca. Trái lại, một cách rõ rệt, Matthêu chủ ý trình bày với các độc giả của mình ý nghĩa của sự sinh ra. Và ông cho họ hiểu ý nghĩa trong câu truyện này về các nhà chiêm tinh. Chính câu truyện được triển khai tối đa, và được trình bày, nếu chúng ta lưu ý, như một thứ dẫn nhập cho toàn bộ Tin Mừng theo Thánh Matthêu.
Chúa Nhật : Chúa Hiển Linh

THÀNH TÂM THIỆN CHÍ SẼ GẶP CHÚA

ĐTGM Ngô Quang Kiệt
Lễ Hiển Linh là lễ Chúa tỏ mình ra. Việc Chúa sinh ra được loan báo cho mọi người biết dưới nhiều hình thức khác nhau như: lời các ngôn sứ loan báo từ nhiều thế kỷ trước, đạo binh thiên thần ca hát, ngôi sao lạ xuất hiện… Tuy nhiên không phải ai cũng gặp được Chúa.
Có những người không gặp Chúa, dù biết rõ những chỉ dẫn về Người.

Dienstag, Januar 03, 2017

HÃY CHẠY ĐẾN VỚI MẸ



LỄ ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA

Lời Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21


Ngày 1 tháng 1, trong khi chúng ta chúc nhau "năm tốt lành", Giáo Hội mừng lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Và chúng ta ước nguyện đi xa hơn vào huyền nhiệm Đức Kitô. Bởi vì mỗi lần Giáo Hội nói với chúng ta về Đức Maria, chính là để nói về Đức Giêsu.

Maria! Danh hiệu của bà là Mẹ Thiên Chúa đã chỉ được xác định ở Công đồng Êphêsô năm 430. Nhưng từ rất lâu, lòng sùng kính bình dân đã dám gọi Đức Maria là "theotokos" "Mẹ Thiên Chúa". Và vào thời đó khi các giám mục chính thức công nhận danh hiệu này, thì cả thành phố Êphêsô hoan hỉ và xuống phố lúc nữa đêm để rước đuốc mừng lễ. Cái mà các nhà thần học tìm kiếm, về mặt trí thức, từ bốn thế kỷ qua, thì về bản chất nó đã được sống nơi tất cả những người chỉ biết đơn sơ lắng nghe Tin Mừng. Các Công đồng chỉ có vai trò xác định bằng ngôn ngữ khoa học những điều đã gợi ra từ trong Tân ước.

Montag, Januar 02, 2017

Video: Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 02/12/2017: Lễ Mẹ Thiên Chúa - Ngày Hòa Bình Thế GiớiVietCatholic Network1/1/2017

Ngày đầu năm mới 2017, Giáo Hội kỷ niệm Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ 50. Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho dịp này, đã được công bố hôm 12 Tháng 12, có chủ đề là “Bất bạo động: một hình thái chính trị vì hòa bình”

Sonntag, Januar 01, 2017

Bài giảng của Đức Thánh Cha Ngày Đầu Năm kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và cầu cho hòa bình thế giới

J.B. Đặng Minh An dịch1/1/2017
Lúc 10h sáng thứ Chúa Nhật 1 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón năm mới với thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và Ngày Hoà Bình thế giới lần thứ 50 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho dịp này, đã được công bố hôm 12 Tháng 12, có chủ đề là “Bất bạo động: một hình thái chính trị vì hòa bình”