Trang chủ

Montag, Juni 29, 2020

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ kính hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ

J.B. Đặng Minh An dịch
29/Jun/2020
Sáng 29 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự lễ kính hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ và làm phép các dây Pallium cho 54 vị Tổng Giám Mục chính tòa vừa mới được bổ nhiệm trong vòng một năm qua. Trong số các vị Tổng Giám Mục này có Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám Mục Sài Gòn. Đặc biệt, dây Pallium năm nay cũng được trao cho Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, vừa được chọn làm niên trưởng Hồng Y đoàn hôm 18 thánh Giêng năm nay.

Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có 10 vị Hồng Y. Do tình hình đại dịch coronavirus kinh hoàng hiện nay, lần đầu tiên không có phái đoàn Tòa Thượng Phụ Constantinople tham dự Thánh lễ theo truyền thống hàng năm, cũng không có các vị Tổng Giám Mục được nhận dây Pallium. Cộng đoàn tham dự thánh lễ không quá 100 người.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:


Trong ngày lễ mừng kính hai Thánh Tông đồ của thành phố này, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai từ ngữ chính: sự hiệp nhất và lời tiên tri.

Sự hiệp nhất

Samstag, Juni 27, 2020

Chúa Nhật XIII - Mùa  Thường Niên - Năm A

NGƯỜI MÔN ĐỆ ĐỨC KITÔ

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: Mt. 10, 37-42
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Chuẩn bị nhân sự tiếp nối công việc truyền giáo ở trần gian, Chúa Giêsu đã tuyển chọn các môn đệ. Tuyển chọn rồi Chúa còn đào tạo để các ngài nên những chứng nhân trung thành của Chúa. Hôm nay, Chúa nêu lên những đức tính cần thiết của người môn đệ.
Người môn đệ của Chúa phải có tâm hồn quảng đại.
Tiên tri Elisêô đã hào phóng đối với gia đình tiếp đón Ngài. Tiên tri là hình ảnh đẹp về các môn đệ của Chúa. Người môn đệ là đại diện cho Đấng sai mình. Người đại diện tốt phải là người trình bày được dung mạo của Đấng sai mình. Chúa Giêsu, Đấng sai ta là người vô cùng rộng lượng. Người đến trần gian không phải để thu tích mà để ban phát. Trọn cuộc đời, Người ban phát không biết mệt mỏi. Người đến không phải để xét xử, luận phạt, nhưng để tha thứ. Người tha thứ một cách dễ dàng cho tất cả những tội nhân đến với Người. Người đến không phải để giết chết, nhưng là để cứu chữa. Người đến cho ta được sống và sống dồi dào. Người môn đệ của Chúa cũng phải có tâm hồn quảng đại, rộng lượng, bao dung như Chúa.

Samstag, Juni 20, 2020

Chúa Nhật XII - Mùa  Thường Niên - Năm A

BIẾT SỢ

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: Mt. 10, 26-33
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Có những người quá nhát sợ. Gặp con dán hay con chuột cũng co rúm người, mặt cắt không còn giọt máu. Có những người, trái lại, chẳng biết sợ là gì. Coi mạng sống nhẹ như tơ. Lên xe là phóng như bay. Liều lĩnh thường thiệt mạng. Nhút nhát quá đâm hỏng việc. Một đàng bất cập, một đàng thái quá. Vì thế vấn đề không phải là sợ hay không sợ. Vấn đề là phải biết phân định. Biết những gì nên sợ và những gì không nên sợ. Hôm nay Chúa Giêsu giúp ta phân định để biết sợ và không biết sợ.

Sonntag, Juni 14, 2020

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ Mình Máu Thánh Chúa 14/06/2020


J.B. Đặng Minh An dịch
14/Jun/2020
Lúc 9h45 sáng Chúa Nhật 14 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành lễ Mình và Máu Thánh Chúa hay còn được gọi là Corpus Christi tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Đây là một lễ trọng trong năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong đó chúng ta bày tỏ niềm xác tín về sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích Thánh Thể. Ngày chính lễ là ngày thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Cụ thể, trong năm nay là ngày thứ Năm 11 tháng Sáu. Tuy nhiên, từ năm 1969, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục cho phép các Giám Mục bản quyền theo nhu cầu của từng địa phương lễ Corpus Christi có thể được mừng vào ngày Chúa Nhật tiếp theo.

Freitag, Juni 12, 2020

Chúa Nhật XI thường niên - Năm A - MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ

TẤM BÁNH TÌNH YÊU

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Mỗi khi chiêm ngắm Thánh Thể Chúa, tôi không ngừng ngỡ ngàng trước tình yêu của Người. Tình yêu ấy vô cùng cao cả nhưng lại rất đỗi đơn sơ. Đơn sơ như hình ảnh tấm bánh.
Tấm bánh, tình yêu gần gũi.
Sao Chúa không hoá thân làm viên kim cương quý giá mà lại làm một tấm bánh? Tấm bánh bình thường, quen thuộc quá. Từ khi kinh tế phát triển, bánh càng ngày càng xuống giá, bớt được quý trọng.

Samstag, Juni 06, 2020

Chúa Ba Ngôi Trong Đời Sống Hội Thánh

LM. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
06/Jun/2020

Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là nội dung đầu tiên và mang tính nền tảng nhất trong toàn bộ hệ thống đức tin Kitô Giáo. Ấy vậy mà mầu nhiệm này lại cũng là phần khô khan khó hiểu nhất trong nghiên cứu thần học và giảng dạy giáo lý. Điều này cũng thật dễ hiểu vì để có thể diễn giải được mầu nhiệm vô cùng cao siêu này, Giáo Hội bắt buộc phải dùng ngôn ngữ và khái niệm siêu hình học nặng về lý trí và triết học. Hệ quả là mầu nhiệm quan trọng nhất trong đời sống đức tin lại trở thành mầu nhiệm xa lạ nhất đối với rất nhiều các tín hữu hôm nay. “Xa lạ” không phải là vì anh chị em giáo dân không biết công thức đức tin: Một Thiên Chúa duy nhất có ba Ngôi riêng biệt bao gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. “Xa lạ” là vì có rất nhiều tín hữu chưa hiểu đúng về mối liên hệ sâu xa giữa Thiên Chúa Ba Ngôi và đời sống đức tin của họ. Nhiều người chưa ý thức được trầm quan trọng của Thiên Chúa Ba Ngôi đối với vận mạng và sứ mạng của họ. Chính vì vậy mà kể từ Công Đồng Chung Vaticanô II, nhiều thần học gia chủ trương trình bày học thuyết Chúa Ba Ngôi bớt dựa trên các luận chứng lý trí mà thiên về các suy tư linh đạo. Nói cách khác, việc vận dụng nguyên tắc lý trí để giải trình và biện hộ cho nội dung đức tin đã được các Giáo Phụ và biết bao thế hệ thần học gia của Hội Thánh thực hiện cách xuất sắc. Ngày nay, nhiệm vụ cấp bách hơn được đặt ra đối với các giáo huấn của Hội Thánh là làm sao giúp cho các Kitô Hữu sống đức tin cách hiệu quả nhất. Nghĩa là giúp cho các Kitô Hữu ngày nay nhận ra rằng học thuyết Chúa Ba Ngôi liên hệ trực tiếp đến toàn bộ đời sống của Giáo Hội và của bản thân họ. Không phải “hiểu rồi mới tin”, nhưng là “càng tin thì càng mến Chúa và yêu người hơn.”
Chúa Nhật X thường niên - Năm A - CHÚA BA NGÔI

THIÊN CHÚA TÌNH YÊU

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Một bạn trẻ hỏi tôi: “Thưa Cha, tại sao đạo Phật khi xây chùa thì chọn những nơi rừng núi thâm u, xa hẳn thị thành, còn đạo Công Giáo khi xây nhà thờ lại chọn những nơi dân cư đông đúc, phồn hoa đô hội?” Tôi trả lời: “Bạn quả là có con mắt nhận xét. Việc xây cất chùa chiền, nhà thờ như vậy, thực ra, phát xuất từ quan niệm nền tảng của đạo. Đạo Phật là đạo xuất thế. Đức Phật vì thấy những cảnh khổ ở đời trong sinh, lão, bệnh, tử nên đã tìm môt con đường mong giải thoát chính mình và nhân loại khỏi cảnh khổ não ở đời. Vì thế Ngài đã từ giã cung đình, rũ sạch bụi trần, xa lánh phồn hoa. Trái lại đạo Công Giáo là đạo nhập thế. Thiên Chúa thấy con người trầm luân khổ ải nên chạnh lòng thương, đã sai Con Một là Chúa Giêsu xuống trần để cứu độ chúng sinh. Chúa Giêsu xuống trần không chỉ là nhập thế, mà còn hoá thân một người nghèo sống giữa người nghèo, người tội lỗi để đưa mọi người về với Chúa, đó là nhập thể. Có thể nói đạo Công Giáo diễn tả việc Thiên Chúa đi tìm con người.

Mittwoch, Juni 03, 2020

ĐTC Phanxicô: Tổ phụ Áp-ra-ham dạy chúng ta nói chuyện với Chúa như con nói với cha

Tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích về cách cầu nguyện của Tổ phụ Áp-ra-ham: một cuộc đối thoại với Chúa, không loại trừ các cuộc thảo luận, nhưng được đánh dấu bằng sự tin tưởng và sẵn sàng thực hiện lời Chúa.

Hồng Thủy - Vatican News

Sáng thứ Tư 03/06, trong buổi tiếp kiến chung trực tuyến, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục đề tài giáo lý về cầu nguyện và ngài giải thích về cách cầu nguyện của ông Áp-ra-ham. Tổ phụ Áp-ra-ham nghe tiếng Thiên Chúa và tín thác vào lời hứa của Người, làm theo lời Người mời gọi. Cuộc đời của ông trở thành ơn gọi, một lời mời gọi sống theo lời hứa của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu học theo gương cầu nguyện với đức tin của tổ phụ Áp-ra-ham: lắng nghe, hành trình, trò chuyện và ngay cả tranh luận với Chúa, nhưng luôn sẵn sàng đón nhận và thực hành lời Chúa.
Mở đầu bài giáo lý Đức Thánh Cha nói:
Can đảm tin tưởng vào lời Chúa hứa

Dienstag, Juni 02, 2020

Đức Mẹ Maria, mẹ Giáo Hội

Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
31/May/2020

Từ năm 2018 trong nếp sống phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, vào ngày thứ hai, sau ngày Chúa nhật lễ trọng mừng kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống là ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ Maria, mẹ Giáo Hội.

Đâu là lịch sử nguồn gốc truyền thống đạo giáo lòng sùng kính Đức Mẹ Maria, mẹ Giáo Hội?

Montag, Juni 01, 2020

ĐỨC MARIA, MẸ HỘI THÁNH VÀ MẸ CÁC TÍN HỮU


(Ga 19, 25-27)

Đức Maria giữ vai trò là Mẹ Giáo Hội. Điều này đã được đề cập trong lời khẳng quyết của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI với nội dung như sau: “Đức Maria, Mẹ Đức Kitô, cũng là Mẹ của Giáo Hội.”[1] Mẹ của Giáo Hội cũng có nghĩa là “mẹ của tất cả dân Chúa, mẹ của các tín hữu cũng như của các chủ chăn.”[2] Vậy, vai trò làm Mẹ Giáo Hội và Mẹ các tín hữu được thể hiện như thế nào?
1. Đức Maria là Mẹ Hội Thánh
Trước hết, Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Giáo Hội vì Mẹ đã sinh ra Đức Giêsu là Đầu Giáo Hội. Vì thế, tình yêu mà Mẹ dành cho Đức Giêsu cũng chính là tình yêu Mẹ dành cho Giáo Hội. Sự liên kết của Đức Maria với Đức Giêsu Kitô trong công cuộc cứu độ được biểu lộ từ lúc Đức Giêsu tượng thai trong cung lòng băng trinh của Mẹ cho đến lúc Người chịu chết một cách tức tưởi trên cây thập giá.[3] Ta hãy nhớ lại những bước chân của Mẹ theo gót Con yêu của mình trên hành trình cứu chuộc: bước lang thang ra chuồng bò Bêlêm giữa đêm đông giá rét, bước hồi hộp trên đường trốn sang Ai-cập trước sự truy sát của bạo vương Hêrôđê, bước bồn chồn trở về trú ngụ tại Nagiaret, bước tất tưởi tìm con lạc mất trong đền thờ, bước rong ruổi cùng con trên khắp nẻo đường Palestine để loan báo Tin mừng cứu độ.