Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Khánh nhật truyền giáo 2019
J.B. Đặng Minh An dịch
20/Oct/2019
Năm 1926, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã quyết định rằng Giáo hội cần một ngày đặc biệt để cầu nguyện cho các nhà truyền giáo, và để canh tân lại cam kết của mình đối với sứ vụ của Giáo Hội.
Khánh nhật truyền giáo năm nay diễn ra trong bối cảnh của tháng Truyền Giáo Ngoại Thường và Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon.
Lúc 10g sáng Chúa Nhật 20 tháng Mười, Đức Thánh Cha, các vị trong giáo triều Rôma và các nghị phụ đang tham dự Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon đã đồng tế thánh lễ Khánh Nhật Truyền Giáo tại đền thờ Thánh Phêrô. Đây là ngày Thế giới Truyền Giáo lần thứ 93 và cũng là trùng vào năm kỷ niệm 100 năm Tông Thư Maximum Illud của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV (30 tháng 11, 1919).
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Tôi muốn trình bày các suy tư của mình về ba từ được trích từ các bài đọc chúng ta vừa nghe: đó là một danh từ, một động từ và một tính từ. Danh từ là ngọn núi: Tiên tri Isaia nói về ngọn núi này khi ông tiên tri về một ngọn núi của Chúa, được nâng lên trên những ngọn đồi, nơi tất cả các quốc gia sẽ tuôn đến (x. Is 2: 2). Chúng ta thấy hình ảnh của ngọn núi này một lần nữa trong Tin Mừng khi Chúa Giêsu, sau khi phục sinh, bảo các môn đệ gặp Ngài trên đỉnh núi Galilê; Galilê là thành phố nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau như Thánh Mátthêu cho biết trong Phúc Âm: “Galilê của dân ngoại” (x. Mt 4:15). Như thế, dường như, ngọn núi là nơi Chúa yêu thích để gặp gỡ loài người. Đó là nơi gặp gỡ của Ngài với chúng ta, như chúng ta thấy trong Kinh thánh, bắt đầu với Núi Sinai và Núi Carmêlô, dọc dài cuộc đời của Chúa Giêsu, Đấng đã loan báo Các Mối Phúc Thật trên núi này, đã biến hình trên Núi Tabor, đã hiến mạng sống trên Núi Sọ và lên trời từ Núi Ô-liu. Ngọn núi, nơi gặp gỡ tuyệt vời giữa Thiên Chúa và nhân loại, cũng là nơi Chúa Giêsu dành nhiều giờ để cầu nguyện (x. Mc 6:46) để hiệp nhất trời và đất, và để kết hợp chúng ta, anh chị em của Ngài, với Chúa Cha.
Núi nói gì với chúng ta? Chúng ta được mời gọi đến gần Chúa và với tha nhân. Chúng ta được mời gọi đến gần Chúa, Đấng tối cao, trong im lặng và cầu nguyện, tránh những tin đồn và những chuyện ngồi lê đôi mách làm hạ giảm chúng ta. Chúng ta cũng được mời gọi đến gần những người khác, những người, từ trên núi, có thể nhìn với một góc nhìn khác về Thiên Chúa, Đấng kêu gọi tất cả các dân tộc. Từ trên cao, những người khác được nhìn như một cộng đồng mà vẻ đẹp hài hòa của họ chỉ được khám phá khi quan sát họ như một tổng thể. Ngọn núi nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không nên kén chọn anh chị em chúng ta nhưng nên đón nhận họ, không chỉ với ánh mắt mà còn với cả cuộc đời. Ngọn núi kết hợp Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta trong một vòng tay, đó là lời cầu nguyện. Ngọn núi đưa chúng ta lên để tránh xa nhiều thứ tạm bợ, và hiệu triệu chúng ta tái khám phá những gì là thiết yếu, những gì là lâu dài: đó là Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Sứ vụ bắt đầu từ trên núi: ở đó, chúng ta khám phá những gì thực sự quan trọng. Giữa tháng truyền giáo này, chúng ta hãy tự hỏi: điều gì thực sự có giá trị trong cuộc sống của tôi? Tôi muốn vươn lên đến đỉnh cao nào?
Một động từ đi kèm với danh từ “núi” là động từ đi lên. Tiên tri Isaiah khích lệ chúng ta: “Đến đây, nào ta cùng đi lên núi Chúa” (2: 3). Chúng ta không được sinh ra để ở lại trên mặt đất, để hài lòng với những điều tầm thường, chúng ta được sinh ra để đạt đến tầm cao và ở đó để gặp gỡ Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là chúng ta phải đi lên: phải bỏ lại đằng sau một cuộc sống theo chiều ngang và chống lại lực hấp dẫn gây ra bởi thói tự quy hướng vào chính mình, ngõ hầu có thể thực hiện một cuộc xuất hành khỏi bản ngã của chính chúng ta. Đi lên đòi hỏi nỗ lực rất lớn, nhưng đó là cách duy nhất để có cái nhìn tốt hơn về mọi thứ. Như những người leo núi đều biết, chỉ khi chúng ta lên đến đỉnh, chúng ta mới có thể có được cái nhìn đẹp nhất; chỉ khi đó chúng ta mới nhận ra rằng chúng ta sẽ không có tầm nhìn này nếu không chấp nhận con đường khó khăn đó.
Ở các vùng núi, chúng ta không thể leo trèo tốt nếu bị đè nặng bởi hành lý của mình, cũng thế trong cuộc sống, chúng ta phải loại bỏ những thứ vô dụng. Đây cũng là bí mật của sứ vụ truyền giáo: để ra đi, bạn phải để lại một cái gì đó phía sau, để tuyên xưng, trước tiên bạn phải từ bỏ. Một lời tuyên xưng đáng tin cậy không được thực hiện bằng những lời hay ý đẹp, mà bằng một cuộc sống mẫu mực: đó là một cuộc đời phục vụ có khả năng từ chối tất cả những thứ vật chất làm thu nhỏ trái tim và khiến mọi người thờ ơ và hướng nội; đó là một cuộc sống từ bỏ những thứ vô dụng làm vướng víu trái tim để tìm thời gian cho Chúa và những người khác. Chúng ta có thể tự hỏi: tôi đang thực hiện nỗ lực đi lên của mình như thế nào đây? Tôi có thể từ chối hành lý nặng nề và vô dụng của thế gian để leo lên núi Chúa không? Cuộc hành trình của tôi là một cuộc hành trình hướng thượng hay phải chăng chỉ là một trong các cuộc hành trình trong mê cung thế gian?
Nếu ngọn núi nhắc nhở chúng ta về những gì là quan trọng – đó là Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta - và động từ đi lên cho chúng ta biết làm thế nào để đến đó, thì từ thứ ba thậm chí còn quan trọng hơn cho ngày lễ hôm nay. Đó là tính từ “tất cả”, không ngừng được lặp lại trong các bài đọc chúng ta đã nghe, chẳng hạn như “mọi dân tộc”, trong bài trích sách Isaiah (2: 2); “mọi dân tộc”, được lặp đi lặp lại trong bài Thánh Vịnh; trong thư gởi Timôthêô, Thánh Phaolô viết: Chúa muốn “tất cả mọi người đều được cứu” (1Tm 2: 4); trong Tin Mừng, Chúa nói: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28:19). Chúa đang cố tình lặp lại từ “tất cả”. Ngài biết rằng chúng ta luôn sử dụng các từ như “tôi” và “chúng tôi”: những thứ của tôi, dân chúng tôi, cộng đồng của chúng tôi.. . Trái lại, Ngài không ngừng sử dụng từ “tất cả”. Tất cả, bởi vì không ai bị loại trừ khỏi trái tim Ngài, khỏi ơn cứu rỗi của Người; tất cả, để trái tim của chúng ta có thể vượt ra những ranh giới của con người và chủ nghĩa phân lập dựa trên sự tự quy chiếu về mình, làm mất lòng Chúa. Tất cả, bởi vì tất cả mọi người đều là những kho báu quý giá, và ý nghĩa của cuộc sống chỉ được tìm thấy trong việc trao kho báu này cho tha nhân. Đây là sứ vụ của chúng ta: hãy đi lên núi để cầu nguyện cho mọi người và từ trên núi đi xuống để trở thành ân sủng cho tất cả mọi người.
Đi lên và đi xuống: Kitô hữu, do đó, luôn luôn di chuyển, hướng ra ngoài. Đi thực tế là mệnh lệnh của Chúa Giêsu trong Tin Mừng. Chúng ta gặp nhiều người mỗi ngày, nhưng - chúng ta có thể hỏi - chúng ta có thực sự gặp gỡ những người chúng ta gặp không? Chúng ta có chấp nhận lời mời của Chúa Giêsu hay chỉ đơn giản là lo toan công việc của chính chúng ta? Mọi người đều mong đợi những điều từ người khác, nhưng Kitô hữu đi đến những người khác. Làm chứng cho Chúa Giêsu không bao giờ là nhằm nhận được sự tán thưởng từ người khác, nhưng là việc yêu thương những người thậm chí không biết Chúa. Những người làm chứng cho Chúa Giêsu đi ra ngoài với tất cả mọi người, không chỉ cho những người quen của họ hoặc nhóm nhỏ của họ. Chúa Giêsu cũng đang nói với anh chị em: “Hãy đi, đừng bỏ lỡ cơ hội làm chứng cho Ta!” Anh chị em của tôi, Chúa mong đợi từ anh chị em một chứng tá mà không ai có thể đưa ra từ vị trí của anh chị em. “Cầu xin anh chị em có thể nhận ra ý nghĩa thông điệp của Chúa Giêsu mà Thiên Chúa muốn nói với thế giới bằng cuộc sống của anh chị em để anh chị em đừng thất bại trong sứ vụ quý giá của mình” (Niềm Vui Phúc Âm, 24).
Những chỉ dẫn Chúa ban cho chúng ta để tiến ra với tha nhân là gì? Thưa chỉ có một, và rất đơn giản: “hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Nhưng hãy cẩn thận, làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Ngài, chứ không phải của chính chúng ta. Giáo Hội chỉ loan báo Tin Mừng một cách tốt đẹp khi Giáo Hội sống cuộc đời của một môn đệ, và phải là một môn đệ đi theo Thầy hàng ngày và chia sẻ niềm vui làm môn đệ với người khác. Không phải bằng cách chinh phục, bắt buộc, chiêu dụ, nhưng bằng cách làm chứng, hạ mình xuống cùng với các môn đệ khác và hiến dâng với lòng mến tình yêu mà chính chúng ta nhận được. Đây là sứ mệnh của chúng ta: hãy mang lại không khí trong lành và tươi mát cho những người bị đắm chìm trong sự ô nhiễm của thế giới chúng ta; mang đến cho trái đất sự bình an tràn ngập chúng ta với niềm vui mỗi khi chúng ta gặp Chúa Giêsu trên núi cầu nguyện; và thể hiện ra bằng cuộc sống của chúng ta, và có lẽ cả bằng lời nói của chúng ta, rằng Chúa yêu tất cả mọi người và không bao giờ mệt mỏi với bất cứ ai.
Anh chị em thân mến, mỗi người chúng ta có một sứ mạng và là “một sứ vụ trên trái đất này” “Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm 273). Chúng ta ở đây để làm chứng, chúc phúc, an ủi, nâng cao và tỏa ra vẻ đẹp của Chúa Giêsu. Hãy can đảm lên! Chúa Giêsu mong đợi rất nhiều từ anh chị em! Chúng ta có thể nói rằng Chúa đang “lo ngại” về những người chưa biết rằng họ là con yêu dấu của Cha, là những anh chị em mà Người đã hiến mạng sống mình và gửi Chúa Thánh Thần đến. Anh chị em có muốn làm dịu mối quan ngại của Chúa Giêsu không? Hãy đi và thể hiện tình yêu với tất cả mọi người, bởi vì cuộc sống của anh chị em là một sứ mệnh quý giá: cuộc sống của anh chị em được sinh ra không phải để thành một gánh nặng, nhưng là một hồng ân để trao ban. Hãy can đảm, và chúng ta đừng sợ hãi tiến ra cho tất cả mọi người!
Khánh nhật truyền giáo năm nay diễn ra trong bối cảnh của tháng Truyền Giáo Ngoại Thường và Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon.
Lúc 10g sáng Chúa Nhật 20 tháng Mười, Đức Thánh Cha, các vị trong giáo triều Rôma và các nghị phụ đang tham dự Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon đã đồng tế thánh lễ Khánh Nhật Truyền Giáo tại đền thờ Thánh Phêrô. Đây là ngày Thế giới Truyền Giáo lần thứ 93 và cũng là trùng vào năm kỷ niệm 100 năm Tông Thư Maximum Illud của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV (30 tháng 11, 1919).
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Tôi muốn trình bày các suy tư của mình về ba từ được trích từ các bài đọc chúng ta vừa nghe: đó là một danh từ, một động từ và một tính từ. Danh từ là ngọn núi: Tiên tri Isaia nói về ngọn núi này khi ông tiên tri về một ngọn núi của Chúa, được nâng lên trên những ngọn đồi, nơi tất cả các quốc gia sẽ tuôn đến (x. Is 2: 2). Chúng ta thấy hình ảnh của ngọn núi này một lần nữa trong Tin Mừng khi Chúa Giêsu, sau khi phục sinh, bảo các môn đệ gặp Ngài trên đỉnh núi Galilê; Galilê là thành phố nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau như Thánh Mátthêu cho biết trong Phúc Âm: “Galilê của dân ngoại” (x. Mt 4:15). Như thế, dường như, ngọn núi là nơi Chúa yêu thích để gặp gỡ loài người. Đó là nơi gặp gỡ của Ngài với chúng ta, như chúng ta thấy trong Kinh thánh, bắt đầu với Núi Sinai và Núi Carmêlô, dọc dài cuộc đời của Chúa Giêsu, Đấng đã loan báo Các Mối Phúc Thật trên núi này, đã biến hình trên Núi Tabor, đã hiến mạng sống trên Núi Sọ và lên trời từ Núi Ô-liu. Ngọn núi, nơi gặp gỡ tuyệt vời giữa Thiên Chúa và nhân loại, cũng là nơi Chúa Giêsu dành nhiều giờ để cầu nguyện (x. Mc 6:46) để hiệp nhất trời và đất, và để kết hợp chúng ta, anh chị em của Ngài, với Chúa Cha.
Núi nói gì với chúng ta? Chúng ta được mời gọi đến gần Chúa và với tha nhân. Chúng ta được mời gọi đến gần Chúa, Đấng tối cao, trong im lặng và cầu nguyện, tránh những tin đồn và những chuyện ngồi lê đôi mách làm hạ giảm chúng ta. Chúng ta cũng được mời gọi đến gần những người khác, những người, từ trên núi, có thể nhìn với một góc nhìn khác về Thiên Chúa, Đấng kêu gọi tất cả các dân tộc. Từ trên cao, những người khác được nhìn như một cộng đồng mà vẻ đẹp hài hòa của họ chỉ được khám phá khi quan sát họ như một tổng thể. Ngọn núi nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không nên kén chọn anh chị em chúng ta nhưng nên đón nhận họ, không chỉ với ánh mắt mà còn với cả cuộc đời. Ngọn núi kết hợp Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta trong một vòng tay, đó là lời cầu nguyện. Ngọn núi đưa chúng ta lên để tránh xa nhiều thứ tạm bợ, và hiệu triệu chúng ta tái khám phá những gì là thiết yếu, những gì là lâu dài: đó là Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Sứ vụ bắt đầu từ trên núi: ở đó, chúng ta khám phá những gì thực sự quan trọng. Giữa tháng truyền giáo này, chúng ta hãy tự hỏi: điều gì thực sự có giá trị trong cuộc sống của tôi? Tôi muốn vươn lên đến đỉnh cao nào?
Một động từ đi kèm với danh từ “núi” là động từ đi lên. Tiên tri Isaiah khích lệ chúng ta: “Đến đây, nào ta cùng đi lên núi Chúa” (2: 3). Chúng ta không được sinh ra để ở lại trên mặt đất, để hài lòng với những điều tầm thường, chúng ta được sinh ra để đạt đến tầm cao và ở đó để gặp gỡ Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là chúng ta phải đi lên: phải bỏ lại đằng sau một cuộc sống theo chiều ngang và chống lại lực hấp dẫn gây ra bởi thói tự quy hướng vào chính mình, ngõ hầu có thể thực hiện một cuộc xuất hành khỏi bản ngã của chính chúng ta. Đi lên đòi hỏi nỗ lực rất lớn, nhưng đó là cách duy nhất để có cái nhìn tốt hơn về mọi thứ. Như những người leo núi đều biết, chỉ khi chúng ta lên đến đỉnh, chúng ta mới có thể có được cái nhìn đẹp nhất; chỉ khi đó chúng ta mới nhận ra rằng chúng ta sẽ không có tầm nhìn này nếu không chấp nhận con đường khó khăn đó.
Ở các vùng núi, chúng ta không thể leo trèo tốt nếu bị đè nặng bởi hành lý của mình, cũng thế trong cuộc sống, chúng ta phải loại bỏ những thứ vô dụng. Đây cũng là bí mật của sứ vụ truyền giáo: để ra đi, bạn phải để lại một cái gì đó phía sau, để tuyên xưng, trước tiên bạn phải từ bỏ. Một lời tuyên xưng đáng tin cậy không được thực hiện bằng những lời hay ý đẹp, mà bằng một cuộc sống mẫu mực: đó là một cuộc đời phục vụ có khả năng từ chối tất cả những thứ vật chất làm thu nhỏ trái tim và khiến mọi người thờ ơ và hướng nội; đó là một cuộc sống từ bỏ những thứ vô dụng làm vướng víu trái tim để tìm thời gian cho Chúa và những người khác. Chúng ta có thể tự hỏi: tôi đang thực hiện nỗ lực đi lên của mình như thế nào đây? Tôi có thể từ chối hành lý nặng nề và vô dụng của thế gian để leo lên núi Chúa không? Cuộc hành trình của tôi là một cuộc hành trình hướng thượng hay phải chăng chỉ là một trong các cuộc hành trình trong mê cung thế gian?
Nếu ngọn núi nhắc nhở chúng ta về những gì là quan trọng – đó là Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta - và động từ đi lên cho chúng ta biết làm thế nào để đến đó, thì từ thứ ba thậm chí còn quan trọng hơn cho ngày lễ hôm nay. Đó là tính từ “tất cả”, không ngừng được lặp lại trong các bài đọc chúng ta đã nghe, chẳng hạn như “mọi dân tộc”, trong bài trích sách Isaiah (2: 2); “mọi dân tộc”, được lặp đi lặp lại trong bài Thánh Vịnh; trong thư gởi Timôthêô, Thánh Phaolô viết: Chúa muốn “tất cả mọi người đều được cứu” (1Tm 2: 4); trong Tin Mừng, Chúa nói: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28:19). Chúa đang cố tình lặp lại từ “tất cả”. Ngài biết rằng chúng ta luôn sử dụng các từ như “tôi” và “chúng tôi”: những thứ của tôi, dân chúng tôi, cộng đồng của chúng tôi.. . Trái lại, Ngài không ngừng sử dụng từ “tất cả”. Tất cả, bởi vì không ai bị loại trừ khỏi trái tim Ngài, khỏi ơn cứu rỗi của Người; tất cả, để trái tim của chúng ta có thể vượt ra những ranh giới của con người và chủ nghĩa phân lập dựa trên sự tự quy chiếu về mình, làm mất lòng Chúa. Tất cả, bởi vì tất cả mọi người đều là những kho báu quý giá, và ý nghĩa của cuộc sống chỉ được tìm thấy trong việc trao kho báu này cho tha nhân. Đây là sứ vụ của chúng ta: hãy đi lên núi để cầu nguyện cho mọi người và từ trên núi đi xuống để trở thành ân sủng cho tất cả mọi người.
Đi lên và đi xuống: Kitô hữu, do đó, luôn luôn di chuyển, hướng ra ngoài. Đi thực tế là mệnh lệnh của Chúa Giêsu trong Tin Mừng. Chúng ta gặp nhiều người mỗi ngày, nhưng - chúng ta có thể hỏi - chúng ta có thực sự gặp gỡ những người chúng ta gặp không? Chúng ta có chấp nhận lời mời của Chúa Giêsu hay chỉ đơn giản là lo toan công việc của chính chúng ta? Mọi người đều mong đợi những điều từ người khác, nhưng Kitô hữu đi đến những người khác. Làm chứng cho Chúa Giêsu không bao giờ là nhằm nhận được sự tán thưởng từ người khác, nhưng là việc yêu thương những người thậm chí không biết Chúa. Những người làm chứng cho Chúa Giêsu đi ra ngoài với tất cả mọi người, không chỉ cho những người quen của họ hoặc nhóm nhỏ của họ. Chúa Giêsu cũng đang nói với anh chị em: “Hãy đi, đừng bỏ lỡ cơ hội làm chứng cho Ta!” Anh chị em của tôi, Chúa mong đợi từ anh chị em một chứng tá mà không ai có thể đưa ra từ vị trí của anh chị em. “Cầu xin anh chị em có thể nhận ra ý nghĩa thông điệp của Chúa Giêsu mà Thiên Chúa muốn nói với thế giới bằng cuộc sống của anh chị em để anh chị em đừng thất bại trong sứ vụ quý giá của mình” (Niềm Vui Phúc Âm, 24).
Những chỉ dẫn Chúa ban cho chúng ta để tiến ra với tha nhân là gì? Thưa chỉ có một, và rất đơn giản: “hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Nhưng hãy cẩn thận, làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Ngài, chứ không phải của chính chúng ta. Giáo Hội chỉ loan báo Tin Mừng một cách tốt đẹp khi Giáo Hội sống cuộc đời của một môn đệ, và phải là một môn đệ đi theo Thầy hàng ngày và chia sẻ niềm vui làm môn đệ với người khác. Không phải bằng cách chinh phục, bắt buộc, chiêu dụ, nhưng bằng cách làm chứng, hạ mình xuống cùng với các môn đệ khác và hiến dâng với lòng mến tình yêu mà chính chúng ta nhận được. Đây là sứ mệnh của chúng ta: hãy mang lại không khí trong lành và tươi mát cho những người bị đắm chìm trong sự ô nhiễm của thế giới chúng ta; mang đến cho trái đất sự bình an tràn ngập chúng ta với niềm vui mỗi khi chúng ta gặp Chúa Giêsu trên núi cầu nguyện; và thể hiện ra bằng cuộc sống của chúng ta, và có lẽ cả bằng lời nói của chúng ta, rằng Chúa yêu tất cả mọi người và không bao giờ mệt mỏi với bất cứ ai.
Anh chị em thân mến, mỗi người chúng ta có một sứ mạng và là “một sứ vụ trên trái đất này” “Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm 273). Chúng ta ở đây để làm chứng, chúc phúc, an ủi, nâng cao và tỏa ra vẻ đẹp của Chúa Giêsu. Hãy can đảm lên! Chúa Giêsu mong đợi rất nhiều từ anh chị em! Chúng ta có thể nói rằng Chúa đang “lo ngại” về những người chưa biết rằng họ là con yêu dấu của Cha, là những anh chị em mà Người đã hiến mạng sống mình và gửi Chúa Thánh Thần đến. Anh chị em có muốn làm dịu mối quan ngại của Chúa Giêsu không? Hãy đi và thể hiện tình yêu với tất cả mọi người, bởi vì cuộc sống của anh chị em là một sứ mệnh quý giá: cuộc sống của anh chị em được sinh ra không phải để thành một gánh nặng, nhưng là một hồng ân để trao ban. Hãy can đảm, và chúng ta đừng sợ hãi tiến ra cho tất cả mọi người!