Trang chủ

Mittwoch, Oktober 31, 2018

TÁM MỐI PHÚC THẬT LÀ KẾ HOẠCH NÊN THÁNH (LỄ CÁC THÁNH)



Kh 7: 2-4, 9-14; 1Ga 3:1-3; Mt 5: 1-12a
______________________

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 
Lời Hồng Y Angelo Amato, bộ trưởng Thánh Bộ Phong Thánh nói tại hội nghị Các Giám Mục về Lời Chúa năm 2008, đến nay vẫn còn vang vọng trong tâm trí mọi người mỗi khi Lễ Các Thánh trở về:
Chúa Giesu nói: ‘Anh em hãy học nơi tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng, tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi’ (Mt 11:29). Từ hơn 2000 năm nay mọi thiện nam tín nữ, trẻ già, khôn ngoan và dốt nát, từ Đông qua Tây đã áp dụng Lời Chúa, khiến giới răn này đã âm vang trong tâm trí họ: ‘…Vậy anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em ở trên trời là Đấng hoàn thiện’ (Mt 5:48).
Thư viện của họ là cuộc sống và lời Chúa Giesu: Phúc thay cho những kẻ nghèo khó, những kẻ than khóc, những kẻ hiền lành, những kẻ đói khát sự công chính, những kẻ từ bi nhân hậu, những kẻ có tâm hồn trong sạch, những kẻ kiến tạo hòa bình, những kẻ bị truy nã. Các Thánh hiểu rằng Tám Mối Phúc Thật là cốt lõi của Tin Mừng và là hình ảnh chúa Kito nên các ngài đã lấy đó làm gương mẫu cho các ngài.”

Sonntag, Oktober 28, 2018

SỰ CHẾT


 Tác giả:  Elisabeth Nguyễn
„Con ơi, nếu có của, hãy làm cho đời con được tốt đẹp và tiến dâng lễ vật lên Đức Chúa sao cho xứng đáng. Hãy nhớ rằng, cái chết không trì hoãn đâu và ngày hẹn của âm phủ, con nào có biết“ (Hc 14,11-12)
Tôi không nhớ nhà văn hay nhà tu đức nào nói „Cái chết của người già ở trước mặt, cái chết của tuổi trẻ ở sau lưng“ câu nói này nhắc nhở con người ta nên biết: người già thì biết mình đang chờ cái chết, còn với tất cả mọi người bất cứ ở tuổi nào, ngày hẹn của âm phủ đến lúc nào, không thể biết“ và không ai có thể biết được ngoài Thiên Chúa. Người đời thường cho sự chết là điều bất hạnh tột cùng, là tận điểm cuộc sống, kết liễu tất cả.
Đã bao nhiêu lần tôi kề cận cái chết vì tai nạn, thế mà Chúa vẫn cho sống đến bây giờ, trải qua 75 năm dài trên thế gian. Hồi nhỏ lúc tôi còn mài đũng quần ở bậc trung học, chứng kiến cảnh tang chế trong đại gia đình khi ông nội tôi qua đời, tôi cũng rất sợ, nhìn xác chết nằm cứng đơ, lạnh lẽo, tôi không dám lại gần quan tài.
Nhất là khi nhìn thấy mẹ tôi và các con dâu của cụ trong y phục tang chế, vải thô trắng, khăn che đầu bằng vải màn trắng, tóc xõa dài, nằm lăn trên mặt đất từ cửa chính của căn nhà, cũng cả trăm thước dài, dưới quan tài để đưa người chết là cha chồng ra khỏi cánh cổng nhà, tôi còn hoảng sợ hơn.

Samstag, Oktober 27, 2018

Chúa Nhật XXX - Thường Niên - Năm B

ĐỨC TIN CỦA CON ĐÃ CỨU CON

Noel Quesson
Năm 1945, tại nhà ga Verona bên Ý, dân chúng đan náo nức chờ các binh sĩ trở về từ các trại tập trung của Đức Quốc xã. Một người lính trẻ hai mắt đã bị hư, anh lần mò từng bước trên sân ga tiến về chỗ một bà già. Anh la lên: Mẹ! Và hai mẹ con ôm chầm lấy nhau, khóc nức nở. Bà mẹ xót xa nói: “Làm sao một người mù lòa như con mà vẫn về được với mẹ”. Người lính đáp: “Con không nhìn thấy mẹ bằng mắt, nhưng trái tim đã hướng dẫn con”.
Người mù thành Giêricô cũng đã đến với Chúa Giêsu bằng trái tim. Anh không được nhìn Chúa, nhưng niềm tin của anh đã dẫn anh đến với Người. Anh được nghe nhiều về Chúa, và lòng trí anh đã ghi nhớ đuợc một số điều căn bản. Vì thế, nghe xôn xao có Chúa đến gần, anh đã phát biểu niềm tin của mình bằng tiếng kêu lớn: “Lạy Đức Giêsu, con Vua Đavid, xin thương con”. Do thiện chí và do ơn trên soi sáng, anh mù đã nhận ra Đấng Cứu Thế. Khi nghe người ta bảo: “Hãy vững tâm đứng dậy. Thầy gọi anh đó”. Anh vội vã liệng áo choàng, nhảy lên và chạy tới Chúa. Chúa chữa lành anh bằng một lời khen ngợi: “Đức tin của con đã cứu con”. Anh được khỏi bệnh và gia nhập vào đoàn ngũ những người theo Chúa.

Samstag, Oktober 20, 2018

Chúa Nhật Truyền Giáo - Năm B

CHÚA SAI TÔI ĐI

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Ta thường nghĩ rằng: Việc truyền giáo là dành cho các Giám mục, các Linh mục, Tu sĩ. Giáo dân không được học hỏi gì nhiều làm sao có thể truyền giáo được? Truyền giáo phải có nhiều phương tiện vật chất. Thiếu phương tiện không có thể làm gì được. Đó là những quan niệm sai lầm mà Chúa vạch cho ta thấy trong bài Tin Mừng hôm nay.

Samstag, Oktober 13, 2018

Chúa Nhật XXVIII

                                    KHÔN NGOAN

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Câu chuyện chàng thanh niên giàu có tốt lành có một khởi đầu tốt đẹp. Đẹp cho đến nỗi Chúa nhìn và đem lòng yêu thương anh. Nhưng lại có một kết thúc đáng buồn. Anh thanh niên bỏ đi buồn bã vì không thể theo Chúa. Chúa Giêsu cũng buồn vì anh gắn bó với tiền bạc hơn yêu mến Chúa.

Freitag, Oktober 12, 2018

CẦU NGUYỆN VỚI CHUỖI TRÀNG HẠT MÂN CÔI


1. Tôi hay nói chuyện với Đức Mẹ Maria. Đức Mẹ ở trong tôi một cách rất sống động. Hình ảnh sống động của Mẹ trong tôi là hình ảnh Mẹ mặc y phục theo Phúc âm và khi hiện ra ở Lộ Đức và Fatima.
2. Ở hai nơi đó, Đức Mẹ lại cầm tràng hạt mân côi. Mẹ nhắn nhủ các con cái Mẹ hãy cầu nguyện bằng chuỗi mân côi. Hãy coi đó là bí quyết cứu Hội thánh, cứu thế giới và cứu chính bản thân mỗi người, nhất là khi tình hình trở nên phức tạp và nguy hiểm.
3. Tôi đã và đang vâng lời Mẹ mà cầu nguyện bằng chuỗi mân côi.
Hôm nay, tôi xin chia sẻ một chút về những ơn Chúa ban cho tôi, nhờ cầu nguyện với kinh mân côi.
4. Ơn thứ nhất là tôi khám phá thấy mình tội lỗi.
“Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội”.
Càng ngày tôi càng khám phá thấy mình rất tội lỗi. Nhận mình tội lỗi là nhận một sự thực đúng kinh thánh. Thánh Gioan viết: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, thì chúng ta tự lừa dối mình, và sự thực không ở trong chúng ta” (1Ga 1, 8).

Đức Thánh Cha thảo luận về Kinh Kính Mừng trong cuốn sách mới

Đặng Tự Do
11/Oct/2018
Ngay cả những kẻ tội lỗi nhất cũng có thể tìm thấy nơi Đức Mẹ một người mẹ yêu thương nhưng những kẻ băng hoại chỉ biết nương tựa nơi những ham muốn mù quáng và ích kỉ của riêng mình. 

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ quan điểm trên trong một cuốn sách được phát hành hôm thứ Tư 10 tháng 10 ở Ý. Ngài nói rằng Đức Maria không thể thâm nhập vào con tim của những người nam nữ băng hoại vì họ đã lựa chọn “satan” và “khóa trái cửa lại từ bên trong”.

Montag, Oktober 08, 2018

Kinh Mân Côi: Chìa Khóa Mở Cửa Thiên Đàng

Đinh Văn Tiến Hùng
07/Oct/2018
Lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi 7/10

*Hàng năm Giáo Hội giành riêng 2 tháng để tôn kính Đức Mẹ Maria: Tháng 5- Tháng Hoa và Tháng 10- Tháng Mân Côi.
Kinh Lạy Cha được chính Chúa truyền dạy cho các Tông Đồ cách cầu nguyện hiệu quả nhất.

Kinh Kính Mừng: Kinh Mân Côi là kinh Đức Mẹ yêu thích nhất vì ngăn cản cơn thịnh nộ 
Thiên Chúa giáng phạt loài người. Đức Mẹ khuyên nhủ mọi người hãy siêng nặng đọc Kinh Kính Mừng khi Mẹ hiện ra tại Fatima, Lộ Đức, La Vang, La Salette, Mễ Du, Guadalupe…

Kinh Mân côi khởi nguyên từ lời Sứ Thần chào mừng Trinh Nữ Maria khi truyền tin và lời bà Elizabeth chúc tụng khi Đức Mẹ đến săn sóc bà sắp đến ngày sinh Vị Tiền Hô Chúa.

Samstag, Oktober 06, 2018

Chúa Nhật XXVII - Thường Niên - Năm B

HỌ CHỈ LÀ MỘT XƯƠNG MỘT THỊT

Chú giải của Fiches Dominicales
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1) Từ cuộc tranh luận "khi đi đường”
Đã hai lần (và sẽ còn một lần thứ ba nữa) Đức Giêsu loan báo cuộc khổ nạn của Người. Trên đường lên Giêrusalem, nơi Người sẽ chịu khổ nạn và chịu chết, Người tới miền Giuđê và vùng bên kia sông Giođan.
"B.Standaert nhận xét như sau: "Việc Maccô ghép giáo huấn luân lý của ông vào cuộc khổ nạn của Đức Kitô thật đáng suy nghĩ: Thay vì lên lớp dạy luân lý, hoặc trích luật này luật nọ trong Kinh Thánh, ông- nhìn nhận chỉ có một nền tảng duy nhất cho đời sống luân lý Kitô giáo là việc noi gương Đức Kitô. Những trình thuật quan trọng loan báo số phận của Con người thật ra không gì là khích lệ, nhưng chính từ đinh mệnh Đức Kitô, ta sẽ hiểu được những đòi hỏi thực tế của Kitô giáo. Do đó, ta sẽ không còn ngạc nhiên thấy đời sống đó có những đòi hỏi quyết liệt, không khoan nhượng”. Ông nhận xét tiếp: "Theo Maccô trình bày, noi gương Đức Kitô là chìa khoá của tất cả đời sống luân lý. Sự tương cận giữa đời sống Đức Giêsu và đời sống người Kitô hữu mà Maccô đề ra vẫn là gương mẫu cho nỗ lực tìm hiểu đời sống Kitô giáo. Maccô mời gọi ta suy nghĩ lại cả những thực hành, hoạt động, bi kịch và ước vọng của ta dưới ánh sáng duy nhất của tấn thảm kịch mà Đức Giêsu đã trải qua: "bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết Người sẽ sống lại" (9. 31) ("L'evangile selon Marc", Cerf, trang 78-79 và 81).