Trang chủ

Freitag, Juni 30, 2017

Sự Khác Biệt giữa Truyền Giáo, Cải Đạo và Phúc Âm Hóa

Phaolô Phạm Xuân Khôi6/30/2017

Sau khi giới thiệu chủ đề Sống như Môn Đệ Truyền Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong bài trước, có một số người thắc mắc là “Tại sao Đức Phanxicô lại đưa ra những điều mâu thuẫn: Nếu ngài khuyến khích chúng ta làm môn đệ truyền giáo, thì tại sao gần đây ngài lại tuyên bố rằng ‘người Công Giáo không cần phải truyền giáo vì tryền giáo là một tội nặng’”? Thực ra, đây là một hiểu lầm vì cách chuyển dịch không chính xác những từ ngữ chuyên môn liên quan đến việc truyền giáo. Để tránh hiểu lầm, chúng tôi thấy cần phải phân tích ý nghĩa của một số từ chuyên môn như các từ “cải đạo”, “trở lại đạo”, truyền giáo, Phúc Âm (hay Tin Mừng) hóa và Tân Phúc Âm Hóa trước khi tiếp tục trình bày về việc Làm Môn Đệ Truyền Giáo.

Không cần bói toán, vì chúng ta bước đi trong sự ngạc nhiên

Tứ Quyết SJ6/30/2017

VATICAN - Chúng ta không cần bói toán để biết trước tương lai. Kitô hữu đích thực không phải là người bị cài đặt vào con số cố định. Kitô hữu là người đặt niềm tin nơi Thiên Chúa và để cho Ngài dẫn dắt trên con đường rộng mở với đầy sự ngạc nhiên. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Lên đường
Chúa Nhật XIII - Mùa  Thường Niên - Năm A

NGƯỜI MÔN ĐỆ ĐỨC KITÔ

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: Mt. 10, 37-42

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Chuẩn bị nhân sự tiếp nối công việc truyền giáo ở trần gian, Chúa Giêsu đã tuyển chọn các môn đệ. Tuyển chọn rồi Chúa còn đào tạo để các ngài nên những chứng nhân trung thành của Chúa. Hôm nay, Chúa nêu lên những đức tính cần thiết của người môn đệ.

Người môn đệ của Chúa phải có tâm hồn quảng đại.

Donnerstag, Juni 29, 2017

Bài giảng của Đức Thánh Cha lễ trọng kính hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và làm phép các dây Pallium

J.B. Đặng Minh An dịch6/29/2017
Từ thời xa xưa Giáo Hội Roma đã có truyền thống cử hành lễ trọng kính hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô trong cùng một ngày. Tiếp tục truyền thống đó, lúc 9:30 sáng thứ Năm 29 tháng Sáu, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ tại quảng trường Thánh Phêrô. Dịp này, ngài cũng làm phép dây Pallium cho các vị Tổng Giám Mục chính tòa được bổ nhiệm trong 12 tháng qua.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:

Samstag, Juni 24, 2017

Chúa Nhật XII - Mùa  Thường Niên - Năm A

BIẾT SỢ

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: Mt. 10, 26-33

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Có những người quá nhát sợ. Gặp con dán hay con chuột cũng co rúm người, mặt cắt không còn giọt máu. Có những người, trái lại, chẳng biết sợ là gì. Coi mạng sống nhẹ như tơ. Lên xe là phóng như bay. Liều lĩnh thường thiệt mạng. Nhút nhát quá đâm hỏng việc. Một đàng bất cập, một đàng thái quá. Vì thế vấn đề không phải là sợ hay không sợ. Vấn đề là phải biết phân định. Biết những gì nên sợ và những gì không nên sợ. Hôm nay Chúa Giêsu giúp ta phân định để biết sợ và không biết sợ.

Mittwoch, Juni 21, 2017

Diễn Văn Của Đức Phanxicô khi viếng mộ Don Mazzolari ngày 20 tháng 6 năm 2017

Vũ Văn An6/20/2017

Anh chị em thân mến, xin chúc anh chị em một buổi sáng tốt!

Người ta khuyên tôi nên rút ngắn bài diễn văn này một chút, vì nó hơi dài. Tôi đã cố gắng làm thế, nhưng không thành công. Nhiều điều xuất hiện trong đầu tôi quá, đây đó… Nhưng (tôi biết) anh chị em có dư kiên nhẫn! Vì tôi không muốn bỏ lỡ mọi điều tôi muốn nói về Don Primo Mazzolari.

Sonntag, Juni 18, 2017

Video: Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Lễ Mình Máu Thánh Chúa 2017 tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô

Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An6/18/2017
Lúc 7 giờ chiều Chúa Nhật 19-6-2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa tại thềm Đền thờ thánh Gioan Laterano.

Tham dự thánh lễ, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục, cùng với các vị Giám Chức, linh mục và hàng chục ngàn tín hữu.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Trong ngày Lễ Trọng Kính Mình Máu Thánh Chúa này, ý tưởng về ký ức được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Moses nói với mọi người: 

Freitag, Juni 16, 2017

Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (tiếp theo)

Vũ Văn An6/7/2017

Các bí tích là gì? 
Hành vi quan trọng nhất trong phụng tự Công Giáo là Thánh Lễ, một chủ đề sẽ được bàn đến ở Chương 5. Thánh Lễ là một trong 7 Bí Tích của Giáo Hội: Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Lễ (Thánh Thể), Hòa Giải, Xức Dầu Bệnh Nhân, Truyền Chúc Thánh, và Hôn Phối. Trong giáo huấn Công Giáo, bí tích là nghi thức do Giáo Hội qui định và do một trong các thừa tác viên của Giáo Hội hướng dẫn; nghi thức này, nếu được cử hành đúng đắn, chắc chắn đem lại một “ơn thánh’, hay một ơn ích thiêng liêng, nhất định, như tha thứ tội lỗi chẳng hạn. Ý niệm đứng đàng sau bí tích là: một dấu hiệu hữu hình nào đó, như nước của Phép Rửa Tội chẳng hạn, hay bánh và rượu của Thánh Lễ, hoặc dầu dùng trong Phép Xức Dầu Bệnh Nhân, chứng tỏ có sự vận hành của ơn thánh Chúa ở đây và hiện lúc này. 

Mittwoch, Juni 14, 2017

Chúa Nhật XI thường niên - Năm A - MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ

TẤM BÁNH TÌNH YÊU

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Mỗi khi chiêm ngắm Thánh Thể Chúa, tôi không ngừng ngỡ ngàng trước tình yêu của Người. Tình yêu ấy vô cùng cao cả nhưng lại rất đỗi đơn sơ. Đơn sơ như hình ảnh tấm bánh.

Tấm bánh, tình yêu gần gũi.

Sao Chúa không hoá thân làm viên kim cương quý giá mà lại làm một tấm bánh? Tấm bánh bình thường, quen thuộc quá. Từ khi kinh tế phát triển, bánh càng ngày càng xuống giá, bớt được quý trọng.

Tuy bình thường, nhưng bánh vẫn là lương thực cần thiết cho con người. Cũng như khí trời, như nước, bánh đi vào sinh hoạt hằng ngày của con người. Bình thường lắm nhưng không có không được.

Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (tiếp theo)

Vũ Văn An6/3/2017
Đâu là những điều căn bản trong niềm tin Công Giáo? 

Kitô Giáo thường được mô tả như một tôn giáo “tuyên tín” (creedal) nghĩa là chủ yếu không dựa vào một số luật lệ, như Do Thái Giáo, hay các thực hành thiêng liêng, như Hồi Giáo, mà dựa vào một số niềm tin được tổng hợp thành các kinh tin kính. Mỗi Chúa Nhật trong Thánh Lễ, người Công Giáo khắp thế giới khẳng định các niềm tin cốt lõi trong đức tin của họ bằng cách đọc lời kinh có tên là Kinh Tin Kính Nixêa, tức bản tuyên xưng đức tin đã được chấp thuận năm 325 CN bởi toàn thể các giám mục tại Công Đồng Nixêa tọa lạc tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Bản kinh này như sau:

“Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, 
Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.

“Ngón trỏ bàn tay phải”. Hồi ký của cha Luigi Ginami, truyền giáo ở Kenya

Cửa lên máy bay cho chuyến bay từ Roma đến Amsterdam sắp sửa đóng. Tôi cầm hộ chiếu trong tay, và tìm vé máy bay trong chiếc balô… Tôi tìm thấy nó. Thật ra tôi có 3 thẻ lên máy bay. Bay từ Roma đến Mombasa với giá chỉ 525 euro, nên tôi phải bay 18 giờ, với 3 chuyến bay. Từ Roma đến Amsterdan, rồi tối nay, từ Amsterdam đến Nairobi và ngày mai, từ Nairobi đến Mombasa.
Tôi cố nhớ xem mình đã cầm tất cả đồ đạc của mình chưa. Tôi an tâm vì tôi đã có tất cả. Tôi có thể lên máy bay. Trước mặt tôi chỉ có ít người, vì tất cả hầu như đã lên máy bay. Tôi từ từ đi tới và một cô chiêu đãi viên đón tôi với nụ cười mỉm chi. Cô ta còn trẻ, chắc chưa đến 30 tuổi. Rất xinh đẹp, trang điểm cẩn thận. Nhưng tôi không bị ấn tượng bởi sắc đẹp hay lối trang điểm của cô, mà điều đánh động tôi chính là ngón tay trỏ bàn tay phải của cô. Trước mặt tôi có hai người. Tôi quan sát cô chiêu đãi viên cầm lấy thẻ lên máy bay, rồi trả lại đuôi thẻ cho hành khách đi trước tôi. Chính lúc cô cầm lấy thẻ lên máy bay của hành khách, tôi nhìn ngón tay trỏ của cô. Có một chiếc nhẫn vàng. Tôi tò mò. Tôi là một linh mục… trí óc tôi nghĩ đến điều gì đó. Tôi dừng lại suy nghĩ vừa đến trong đầu và chú tâm vào cuộc sống hiện tại. Tôi không nhìn rõ lắm, nhưng mắt tôi sáng lên cách chính xác: đúng rồi, một chiếc nhẫn Mân côi 10 hạt. Tôi nhìn lần thứ hai và chắc chắn đúng vậy.

Dienstag, Juni 13, 2017

Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (tiếp theo)

Vũ Văn An6/1/2017

Thế nào là một dòng tu?

Dòng tu là một nhóm người nam hoặc người nữ tận hiến đời mình cho một quan tâm tôn giáo nào đó, chuyên lo cầu nguyện và thờ phượng (như các dòng kín của các đan sĩ nam nữ) hoặc làm việc “tông đồ” như giáo dục, chăm sóc y tế, hay chăm sóc người nghèo. Thông thường, một dòng tu được thành lập quanh một vị sáng lập có nhiều đặc sủng, như Thánh Bênêđíctô ở thế kỷ thứ 6, Thánh Đaminh ở thế kỷ 12 và 13, Thánh Phanxicô gần cùng thời, Thánh Inhaxiô thành Loyola ở thế kỷ 16, hay Thánh Elizabeth Ann Seton ở Hoa Kỳ ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 20. Lần lượt, các ngôi sao sáng này đã lập ra Dòng Bênêđíctô, Dòng Đaminh, Dòng Phanxicô, Dòng Tên, và Dòng Nữ Tu Bác Ái. Khi các dòng này phát triển, đôi khi chúng được phân ngành. Như Dòng Phanxicô chẳng hạn, hiện có tới ba ngành lớn: Anh Em Hèn Mọn, Capuchins (Cải Cách) và Viện Tu (Conventuals) cùng với một số dòng nhỏ, phong trào và nhóm liên hệ. 

Sonntag, Juni 11, 2017

Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (tiếp theo)

Vũ Văn An5/31/2017

Chương Một: Tổng Quan về Giáo Hội Công Giáo

Các bạn hãy nhắm mắt lại và cố tưởng tượng ra một người Công Giáo “đặc trưng”. Nếu cũng giống như phần lớn người ta, chắc bạn sẽ nghĩ tới một vị linh mục hay giám mục da trắng, đâu đó, trong thế giới Tây Phương, có thể là Rôma. Khi Hollywood muốn mô tả Giáo Hội, thì đó là nơi họ thường điện thoại tới. Ấy thế nhưng, nếu hiểu “đặc trưng” như đại diện cho đa số, thì tưởng tượng một vị linh mục da trắng ở Âu Châu hay Bắc Mỹ như người Công Giáo đặc trưng ngày nay, điều này hoàn toàn sai.

Ngôn ngữ của dấu chỉ

LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long6/10/2017


Có câu chuyện vui giả tưởng trong dân gian: Một giáo sư dậy môn thần học sau khi qua đời được đưa đến trình diện Thiên Chúa. Trước ngai tòa Thiên Chúa, vị giáo sư được Thiên Chúa ca ngợi về công lao nghiên cứu giảng dậy cho sinh viên về mầu nhiệm Thiên Chúa. Sau đó Thiên Chúa tiếp: „ Thưa giáo sư, nhưng đôi khi ngài giảng dậy nói về Ta, mà chính Ta cũng không biết như thế…!“ 

Samstag, Juni 10, 2017

Sứ điệp ngày Khánh Nhật Thế Giới Truyền Giáo 2017
Phaolô Phạm Xuân Khôi6/9/2017

Sứ vụ Truyền Giáo trong Lòng Đức Tin Kitô giáo




Dưới đây là bản dịch sứ điệp cho Ngày Thế giới Truyền Giáo 2017, được cử hành vào Chúa Nhật, ngày 22 tháng 10. Sứ điệp của Đức Thánh Cha được Tòa Thánh phát hành vào Chúa Nhật, mùng 4 tháng 6 2017.


Anh chị em thân mến,

Một lần nữa trong năm nay, Ngày Thế giới Truyền Giáo tụ tập chúng ta lại chung quanh con người của Chúa Giêsu, "Đấng loan báo Tin Mừng tiên khởi và vĩ đại nhất" (Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, 7), Đấng tiếp tục sai chúng ta đi loan báo Tin Mừng về tình yêu của Chúa Cha trong quyền năng của Chúa Thánh Thần. Ngày hôm nay mời gọi chúng ta suy nghĩ lại về việc truyền giáo trong lòng đức tin Kitô giáo. Hội Thánh tự bản chất là truyền giáo; nếu không, thì Hội Thánh không còn là Hội Thánh của Đức Kitô nữa, mà là một trong nhiều nhóm người cuối cùng chỉ phục vụ mục đích riêng của họ và qua đi. Vì thế, điều quan trọng là chúng ta tự đặt ra cho mình những câu hỏi về căn tính Kitô giáo của mình và trách nhiệm của mình như các tín hữu trong một thế giới bị đánh dấu bởi sự nhầm lẫn, thất vọng và thất bại, cùng bị xâu xé bởi các cuộc chiến tương tàn, là các cuộc chiến bất công nhắm đến những người vô tội. Căn bản của sứ vụ truyền giáo của chúng ta là gì? Trọng tâm của sứ vụ truyền giáo của chúng ta là gì? Những tiếp cận thiết yếu mà chúng ta cần phải thực hiện trong việc thi hành sứ vụ truyền giáo của chúng ta là gì? 

Chúa Nhật X thường niên - Năm A - CHÚA BA NGÔI

THIÊN CHÚA TÌNH YÊU

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Một bạn trẻ hỏi tôi: “Thưa Cha, tại sao đạo Phật khi xây chùa thì chọn những nơi rừng núi thâm u, xa hẳn thị thành, còn đạo Công Giáo khi xây nhà thờ lại chọn những nơi dân cư đông đúc, phồn hoa đô hội?” Tôi trả lời: “Bạn quả là có con mắt nhận xét. Việc xây cất chùa chiền, nhà thờ như vậy, thực ra, phát xuất từ quan niệm nền tảng của đạo. Đạo Phật là đạo xuất thế. Đức Phật vì thấy những cảnh khổ ở đời trong sinh, lão, bệnh, tử nên đã tìm môt con đường mong giải thoát chính mình và nhân loại khỏi cảnh khổ não ở đời. Vì thế Ngài đã từ giã cung đình, rũ sạch bụi trần, xa lánh phồn hoa. Trái lại đạo Công Giáo là đạo nhập thế. Thiên Chúa thấy con người trầm luân khổ ải nên chạnh lòng thương, đã sai Con Một là Chúa Giêsu xuống trần để cứu độ chúng sinh. Chúa Giêsu xuống trần không chỉ là nhập thế, mà còn hoá thân một người nghèo sống giữa người nghèo, người tội lỗi để đưa mọi người về với Chúa, đó là nhập thể. Có thể nói đạo Công Giáo diễn tả việc Thiên Chúa đi tìm con người.


Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (tiếp theo)

Vũ Văn An5/29/2017

Các huyền thoại và quan niệm sai lầm

Dù đồng ý cho rằng Giáo Hội quan trọng đi nữa, người ta vẫn có thể nghĩ rằng mình đã biết hết mọi chuyện cần biết để có thể nghĩ về Đạo Công Giáo một cách thông minh. Tuy nhiên, sự thực là các tranh luận công cộng về đạo Công Giáo thường bị dính cứng vào nhiều huyền thoại và quan niệm sai lầm dai dẳng; điều này có nghĩa: cuộc tranh luận về vai trò và ảnh hưởng của Giáo Hội đôi khi bị xây trên cát. Sau đây là bốn điển hình về các huyền thoại này, tất cả sẽ được vạch trần bằng nhiều cách trong cuốn sách này.

Donnerstag, Juni 08, 2017

Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (tiếp theo)

Vũ Văn An5/27/2017

Tại sao Giáo Hội lại quan trọng?

Đối với người Công Giáo, ngẫm nghĩ về số phận Giáo Hội của họ không phải là một thao tác đòi phải biện minh. Bất chấp họ có hòan toàn chấp nhận tuân theo nền thần học chính thức hay không, phần đông người Công Giáo, ngay trong xương thịt, đều cảm nhận điều này: Giáo Hội là nơi họ gặp gỡ Thiên Chúa, nơi niềm khát khao thần linh và siêu việt của họ được thỏa mãn. Nó là nhà thiêng liêng của họ, là gia đình của họ. Dù Đạo Công Giáo vốn dĩ là một tôn giáo truyền giáo, luôn tìm kiếm các tân tòng, nhưng, xét về nhiều cách, nó cũng là một tôn giáo truyền thống và của tổ tiên, theo nghĩa phần lớn các thành viên đều sinh trưởng trong đó. Ngay những người Công Giáo bỏ đạo đôi lúc cũng cảm nhận được sức lôi kéo của nó, một tâm tư từng được nắm bắt trong “Portrait of the Artist as a Young Man” của James Joyce, trong đó, nhân vật chính, Stephen Dedalus, tuyên bố với một người bạn rằng mình đã mất đức tin. Khi người bạn hỏi xem anh có ý định trở thành một người Thệ Phản hay không, thì Stephen trả lời: “tôi nói tôi mất đức tin, chứ đâu có nói tôi mất lòng tự trọng”.
Tuy nhiên, đối với người không phải là Công Giáo, rất có thể không hiển nhiên đến thế khi dùng thì giờ khai triển một hiểu biết nào đó về Đạo Công Giáo. Bởi thế, sau đây là ba lý do tại sao mọi người nên biết ít nhất một điều gì đó về Đạo Công Giáo.

Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ

Vũ Văn An5/25/2017
John Allen là một ký giả Công Giáo kỳ cựu, hiện là chủ bút của trang mạng Crux: Taking the Catholic Pulse, chuyên về tin tức liên quan tới Giáo Hội Công Giáo, trong hợp tác với Hội Hiệp Sĩ Columbus. Trước khi cộng tác với tờ Boston Globe năm 2014, Allen làm việc 16 năm tại Rôma, chuyên đưa tin về Tòa Thánh và Đức Giáo Hoàng. Trong thời gian này, ông là phóng viên cao cấp cho tờ National Catholic Reporter và là phân tích gia về Vatican sự vụ cho CNN và NPR và được mọi người coi là “Chuyên Viên Hàng Đầu về Vatican của Hoa Kỳ”.

Donnerstag, Juni 01, 2017

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

LỬA THÁNH THẦN

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã nhiều lần hứa sẽ gửi Thánh Thần đến an ủi các môn đệ. Quả thật, các ngài không phải chờ đợi lâu. Vào ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần xuống đầy tràn trên các ngài. Ơn Chúa Thánh Thần thật mãnh liệt. Chúa Thánh Thần đã đụng chạm đến các ngài. Chúa Thánh Thần như nguồn nhựa sống thấm tẩm vào từng chân tơ kẽ tóc làm cho các ngài thay đổi da thịt, trở thành con người mới. Các ngài đã cảm nghiệm được sự tác động ấy. Đó là cảm nghiệm về một ngọn lửa.

Chúa Thánh Thần là ngọn lửa thanh luyện.