Thánh lễ và nghi thức phó thác cho Đức Mẹ Fatima do Đức Thánh Cha cử hành
LM. Trần Đức Anh OP10/13/2013
VATICAN - 200 ngàn tín hữu đã tham dự thánh lễ ĐTC Phanxicô cử hành sáng ngày 13-10-2013 với nghi thức phó thác cho Đức Mẹ Fatima vào cuối thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Lúc 8 giờ sáng, Tượng Đức Mẹ Fatima nguyên bản đã được trực thăng của không lực Italia chở từ Đền Thánh Đức Mẹ Tình Yêu Thiên Chúa (Divino Amore) từ ngoại ô Roma, nơi diễn ra buổi canh thức suốt đêm, về Vatican, và sau đó được rước ra Quảng trường Thánh Phêrô, trong khi chờ đợi thánh lễ ĐTC cử hành từ lúc 10 giờ rưỡi. Giống như chiều thứ bẩy hôm trước, Tượng Đức Mẹ đã được rước qua các lối đi để các tín hữu chào kính.
Thánh lễ sáng hôm qua là cao điểm trong hai Ngày Thánh Mẫu được tổ chức tại Roma trong khuôn khổ Năm Đức tin. Các tín hữu hiện diện tại Quảng trường, tràn ra đến gần cuối đường Hòa Giải, trong số này có 48 phái đoàn chính thức đại diện các Hội đoàn Thánh Mẫu tại 48 nước trên thế giới, kể cả một số nước ở xa như Australia, Ấn độ, Argentina, Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều nước Nam Mỹ. Đồng tế với ĐTC có hơn 1 ngàn LM và một số GM trong áo lễ màu xanh lá cây.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng Thánh Lễ, dựa vào các bài đọc của Chúa Nhật thứ 28 thường niên năm C, ĐTC nêu bật tấm gương của Mẹ Maria để cho Chúa làm kinh ngạc, trung thành với Chúa và xác tín Chúa là sức mạnh của chúng ta. Ngài nói:
”Hãy hát mừng Chúa một bài ca mới, vì Ngài đã thực hiện những việc diệu kỳ” (Tv 97,1).
Ngày hôm nay chúng ta đứng trước một trong những điều kỳ diệu của Chúa: đó là Đức Maria! Một thụ tạo khiêm hạ và yếu đuối như chúng ta, được chọn để làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đấng Tạo Hóa.
Chính khi nhìn Mẹ Maria, dưới ánh sáng các bài đọc chúng ta đã nghe, tôi muốn cùng với anh chị em suy tư về 3 thực tại: Thiên Chúa làm cho chúng ta ngạc nhiên, Thiên Chúa yêu cầu chúng ta trung thành, Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta.
1. Thứ I: Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên. Sự tích Naaman, tư lệnh quân đội của vua Aram, thật là đặc biệt; để được khỏi bệnh phong cùi, ông ngỏ lời với vị Ngôn Sứ của Thiên Chúa là Eliseo, nhưng Người không làm những nghi thức ma thuật, cũng chẳng yêu cầu ông tướng những điều ngoại thường, nhưng chỉ tín thác với Thiên Chúa và dìm mình trong nước sông; nhưng không phải là những sông cả của thành Damasco, mà là dòng sông Giordan bé nhỏ. Đó là một lời yêu cầu làm cho tướng Naaman ngỡ ngàng, kinh ngạc; phải chăng Thiên Chúa có thể là vị yêu cầu những chuyện đơn giản như vậy sao? Ông muốn trở lui, nhưng rồi ông cũng đi dìm mình trong sông Giordan và tức thì ông được lành mạnh. Ta thấy Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên; chính trong sự nghèo hèn, yếu đuối, khiêm hạ mà Chúa tỏ mình ra và ban cho chúng ta tình yêu cứu độ của Ngài, chữa lành và ban sức mạnh cho chúng ta. Chúa chỉ yêu cầu chúng ta ngheo lời và tín thác nơi Ngài.
Đó là kinh nghiệm của Đức Trinh Nữ Maria: trước lời loan báo của Thiên Thần, Trinh Nữ không giấu sự ngạc nhiên. Đó là sự ngỡ ngàng khi thấy rằng Thiên Chúa, để làm người, đã chọn một thiếu nữ tầm thường ở Nazareth, không sống trong các dinh thự của những người quyền thế và giàu sang, không thi hành những công trình ngoại thường, nhưng cởi mở đối với Thiên Chúa, biết tín thác nơi Ngài, cho dù không hiểu tất cả: ”Này tôi là tôi tớ Chúa: xin xảy đến cho tôi theo lời Sứ Thần” (Lc 1,38). Đó là câu trả lời của Người. Thiên Chúa luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên, Ngài phá vỡ những khung nền của chúng ta, làm cho những dự phóng của chúng ta bị khủng hoảng, và Chúa nói với chúng ta: con hãy tín thác nơi Cha, đừng sợ, hãy để cho con được ngạc nhiên, hãy ra khỏi chính mình và theo Cha!
Hôm nay tất cả chúng ta cũng hãy tự hỏi xem mình có sợ điều mà Thiên Chúa có thể yêu cầu chúng ta hoặc điều mà chúng ta xin Chúa hay không. Tôi có để cho Chúa làm cho ngạc nhiên, như Chúa đã làm với Mẹ Maria hay không, hoặc tôi khép kín mình trong những điều an toàn của tôi, an toàn vật chất, an toàn trí thức, an toàn ý thức hệ, an toàn các dự phóng của tôi? Tôi có để cho Chúa thực sự đi vào trong cuộc sống của tôi hay không? Tôi trả lời Chúa như thế nào?
2. Trong đoạn thư thánh Phaolô chúng ta đã nghe, thánh Tông Đồ ngỏ lời với môn đệ Timôthêo và nói rằng: ”con hãy nhớ Chúa Giêsu Kitô, nếu chúng ta kiên trì với Ngài, chúng ta sẽ được cùng Ngài hiển trị” (Xc 2 Tm 2,8-13). Và đây là điểm thứ hai: hãy luôn nhớ đến Chúa Kitô, kiên trì trong đức tin: Thiên Chúa làm cho chúng ta ngạc nhiên bằng tình thương của Ngài, nhưng Chúa yêu cầu chúng ta hãy trung thành theo Ngài. Chúng ta có thể ”không trung thành”, nhưng Chúa thì không, Chúa là Đấng Trung Thành, và Ngài yêu cầu chúng ta hãy trung thành như vậy. Chúng ta hãy nghĩ đến bao nhiêu lần chúng ta hăng hái phấn khởi vì một điều gì, vì một sáng kiến, một sự dấn thân nào đó, nhưng rồi, trước những vấn đề đầu tiên xảy ra, chúng ta tháo lui. Và rất tiếc là điều này cũng xảy ra trong những chọn lựa cơ bản như hôn phối. Người ta khó kiên trì bền chí, khó trung thành với những quyết định đã đề ra, với những cam kết đã quyết tâm. Nói ”xin vâng”, ”đồng ý' thì dễ, nhưng rồi người ta không lập lại được quyết tâm đồng thuận như vậy.
Mẹ Maria đã thưa ”xin vâng” với Thiên Chúa, một lời ”xin vâng” đã đảo lộn cuộc sống khiêm hạ của Mẹ ở Nazareth, nhưng không phải là lời thưa 'xin vâng' duy nhất, nhưng đó là lời đầu tiên trong bao nhiêu lời thưa 'xin vâng' được xướng lên trong tâm hồn những lúc vui tươi, cũng nhưng trong những lúc đau khổ, bao nhiêu lời thưa ”xin vâng đạt tới đột đỉnh trong lời “xin vâng' dưới cây Thập Giá. Hôm nay, ở đây có bao nhiêu bà mẹ; chị em hãy nghĩ đến lòng trungthành của Mẹ Maria với Thiên Chúa tới mức độ nào: khi thấy Con duy nhất của Mẹ trên Thập Giá. Mẹ là phụ nữ trung thành, đứng đó, lòng tan nát, nhưng trung thành và can đảm.
Tôi có phải là một Kitô hữu tùy lúc hay là một Kitô hữu luôn luôn? Nền văn hóa tạm bợ, tương đối, cũng lẻn vào cuộc sống đức tin. Thiên Chúa yêu cầu chúng ta trung thành với Ngài, mỗi ngày, trong những hoạt động thường nhật và Ngài thêm rằng cả khi chúng ta không trung thành với Chúa, Chúa vẫn luôn trung thành, và với lòng từ bi, Ngài không ngừng giơ tay cho chúng ta để nâng chúng ta dậy, khuyến khích chúng ta hãy tiếp tục hành trình, trở về cùng Ngài và thưa với Ngài về sự yếu đuối để Ngài ban sức mạnh cho chúng ta.
3. Điểm sau cùng: Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta. Tôi nghĩ đến 10 người phong cùi trong Phúc Âm được Chúa Giêsu chữa lành: họ đến gặp Ngài, dừng lại từ xa xa và kêu lên: ”Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng con!” (Lc 17,13). Họ là những người bệnh, đang cần được thương yêu, được sức mạnh và tìm kiếm người chữa trị họ. Và Chúa Giêsu đáp lại, giải thoát tất cả khỏi bệnh tật của họ. Nhưng thật là điều ngạc nhiên khi thấy chỉ có một người trở lại để lớn tiếng chúc tụng Thiên Chúa và cảm tạ Chúa. Chính Chúa Giêsu nhận xét điều đó: 10 người đã kêu lớn tiếng để được chữa lành và chỉ có một người trở lại để kêu lớn tiếng cảm tạ Thiên Chúa và nhìn nhận rằng Chúa là sức mạnh của chúng ta. Biết cảm tạ, chúc tụng vì những gì Chúa làm cho chúng ta.
”Chúng ta hãy nhìn Mẹ Maria: sau khi được truyền tin, cử chỉ đầu tiên Mẹ thực hiện là cử chỉ bác ái đối với bà chị họ cao niên Elisabeth; và những lời đầu tiên Mẹ nói lên là: ”Linh hồn tôi ngợi khen Chúa”, bài ca chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa, không những vì điều Chúa đã làm nơi Mẹ, nhưng vì hoạt động của Chúa trong toàn thể lịch sử cứu độ. Tất cả là hồng ân; Nếu chúng ta có thể hiểu tất cả là hồng ân của Chúa, thì tâm hồn chúng ta sẽ được hạnh phúc dường nào! Tất cả là hồng ân.
Chúa chính là sức mạnh của chúng ta! Cảm tạ thật là điều dễ dàng, nhưng cũng rất khó khăn! Bao nhiêu lần chúng ta nói cám ơn trong gia đình? Đó là một trong những lời chủ yếu của cuộc sống chung. ”Xin phép”, ”xin lỗi”, ”cám ơn”: nếu trong một gia đình, có 3 lời ấy được người ta nói lên, thì gia đình tiếp tục tiến bước. Bao nhiêu lần chúng ta nói cám ơn người giúp đỡ chúng ta, người ở gần chúng ta, tháp tùng chúng ta trong cuộc sống. Nhiều khi chúng ta coi đó là điều dĩ nhiên! Và điều này cũng xảy ra đối với Thiên Chúa.
”Tiếp tục Thánh Lễ, chúng ta hãy cầu xin sự chuyển cầu của Mẹ Maria, xin Mẹ giúp chúng ta để cho mình được Thiên Chúa làm ngạc nhiên, không kháng cự, trung thành với Chúa hằng ngày, chúc tụng và cảm tạ Chúa vì Ngài là sức mạnh của chúng ta.
Nghi thức phó thác
Cuối thánh lễ, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, cũng là trưởng ban tổ chức đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC.
Rồi ĐTC tiến đến trước Tượng Đức Mẹ Fatima và đọc kinh phó thác:
”Lạy Đức Trinh Nữ Fatima diễm phúc, với lòng biết ơn được đổi mới vì sự hiện diện từ mẫu của Mẹ, chúng con hợp tiếng với tất cả mọi thế hệ đã chúc tụng Mẹ là người diễm phúc.
Nơi Mẹ chúng con ngợi khen những công trình bao la của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ mệt mỏi, từ bi cúi mình trên nhân loại sầu muộn vì sự ác và tổn thương vì tội lỗi, để chữa lành và cứu vớt loài người!
Xin Mẹ vui lòng đón nhận hành động phó thác mà hôm nay, với lòng tin tưởng chúng con thực hiện trước ảnh tượng này của Mẹ mà chúng con rất quí mến.
Chúng con chắc chắn rằng mỗi người chúng con đều quí giá trước mắt Mẹ và không điều gì trong tâm hồn chúng con xa lạ đối với Mẹ. Chúng con để cái nhìn rất dịu dàng của Mẹ đi tới chúng con và đón nhận sự âu yếm an ủi qua nụ cười của Mẹ.
Xin Mẹ giữ gìn cuộc sống của chúng con trong vòng tay của Mẹ: xin chúc phúc và củng cố mọi ước muốn làm điều thiện; xin khơi dậy và nuôi dưỡng đức tin, nâng đỡ và soi sáng đức cậy, khích động và linh hoạt đức ái; xin Mẹ hướng dẫn tất cả chúng con trên con đường thánh thiện.
Xin dạy chúng con tình yêu thương của Mẹ ưu tiên dành cho những người bé nhỏ nghèo hèn, những người bị loại trừ và đau khổ, các tội nhân và những người có tâm hồn lạc hướng, xin tập họp tất cả dưới sự che chở của Mẹ và giao phó tất cả cho Con Yêu Dấu của Mẹ là Chúa Giêsu của chúng con. Amen
Sau kinh phó thác ĐTC xông hương trước tượng Đức Mẹ. Trước khi đọc Kinh Truyền Tin, ĐTC đã nhắc mọi người về phong chân phước Chúa Nhật hôm qua 13-10, tại thành Tarragona, Tây Ban Nha cho khoảng 500 vị tử đạo trong thời nội chiến, thập niên 1930. Ngài nói: ”Chúng ta hãy chúc tụng Chúa vì những chứng nhân can đảm của Ngài và nhờ lời chuyển cầu của các vị, chúng ta hãy cầu xin Chúa giải thoát thế giới khỏi mọi bạo lực”.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người, ĐTC còn bắt tay chào thăm rất nhiều người, các phái đoàn chính thức, đông đảo các LM, trước khi đi xe díp màu trắng mui trần tiến qua các lối đi và đến tận gần cuối đường Hòa Giải để chào thăm các tín hữu.
LM. Trần Đức Anh OP10/13/2013
VATICAN - 200 ngàn tín hữu đã tham dự thánh lễ ĐTC Phanxicô cử hành sáng ngày 13-10-2013 với nghi thức phó thác cho Đức Mẹ Fatima vào cuối thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Lúc 8 giờ sáng, Tượng Đức Mẹ Fatima nguyên bản đã được trực thăng của không lực Italia chở từ Đền Thánh Đức Mẹ Tình Yêu Thiên Chúa (Divino Amore) từ ngoại ô Roma, nơi diễn ra buổi canh thức suốt đêm, về Vatican, và sau đó được rước ra Quảng trường Thánh Phêrô, trong khi chờ đợi thánh lễ ĐTC cử hành từ lúc 10 giờ rưỡi. Giống như chiều thứ bẩy hôm trước, Tượng Đức Mẹ đã được rước qua các lối đi để các tín hữu chào kính.
Thánh lễ sáng hôm qua là cao điểm trong hai Ngày Thánh Mẫu được tổ chức tại Roma trong khuôn khổ Năm Đức tin. Các tín hữu hiện diện tại Quảng trường, tràn ra đến gần cuối đường Hòa Giải, trong số này có 48 phái đoàn chính thức đại diện các Hội đoàn Thánh Mẫu tại 48 nước trên thế giới, kể cả một số nước ở xa như Australia, Ấn độ, Argentina, Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều nước Nam Mỹ. Đồng tế với ĐTC có hơn 1 ngàn LM và một số GM trong áo lễ màu xanh lá cây.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng Thánh Lễ, dựa vào các bài đọc của Chúa Nhật thứ 28 thường niên năm C, ĐTC nêu bật tấm gương của Mẹ Maria để cho Chúa làm kinh ngạc, trung thành với Chúa và xác tín Chúa là sức mạnh của chúng ta. Ngài nói:
”Hãy hát mừng Chúa một bài ca mới, vì Ngài đã thực hiện những việc diệu kỳ” (Tv 97,1).
Ngày hôm nay chúng ta đứng trước một trong những điều kỳ diệu của Chúa: đó là Đức Maria! Một thụ tạo khiêm hạ và yếu đuối như chúng ta, được chọn để làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đấng Tạo Hóa.
Chính khi nhìn Mẹ Maria, dưới ánh sáng các bài đọc chúng ta đã nghe, tôi muốn cùng với anh chị em suy tư về 3 thực tại: Thiên Chúa làm cho chúng ta ngạc nhiên, Thiên Chúa yêu cầu chúng ta trung thành, Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta.
1. Thứ I: Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên. Sự tích Naaman, tư lệnh quân đội của vua Aram, thật là đặc biệt; để được khỏi bệnh phong cùi, ông ngỏ lời với vị Ngôn Sứ của Thiên Chúa là Eliseo, nhưng Người không làm những nghi thức ma thuật, cũng chẳng yêu cầu ông tướng những điều ngoại thường, nhưng chỉ tín thác với Thiên Chúa và dìm mình trong nước sông; nhưng không phải là những sông cả của thành Damasco, mà là dòng sông Giordan bé nhỏ. Đó là một lời yêu cầu làm cho tướng Naaman ngỡ ngàng, kinh ngạc; phải chăng Thiên Chúa có thể là vị yêu cầu những chuyện đơn giản như vậy sao? Ông muốn trở lui, nhưng rồi ông cũng đi dìm mình trong sông Giordan và tức thì ông được lành mạnh. Ta thấy Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên; chính trong sự nghèo hèn, yếu đuối, khiêm hạ mà Chúa tỏ mình ra và ban cho chúng ta tình yêu cứu độ của Ngài, chữa lành và ban sức mạnh cho chúng ta. Chúa chỉ yêu cầu chúng ta ngheo lời và tín thác nơi Ngài.
Đó là kinh nghiệm của Đức Trinh Nữ Maria: trước lời loan báo của Thiên Thần, Trinh Nữ không giấu sự ngạc nhiên. Đó là sự ngỡ ngàng khi thấy rằng Thiên Chúa, để làm người, đã chọn một thiếu nữ tầm thường ở Nazareth, không sống trong các dinh thự của những người quyền thế và giàu sang, không thi hành những công trình ngoại thường, nhưng cởi mở đối với Thiên Chúa, biết tín thác nơi Ngài, cho dù không hiểu tất cả: ”Này tôi là tôi tớ Chúa: xin xảy đến cho tôi theo lời Sứ Thần” (Lc 1,38). Đó là câu trả lời của Người. Thiên Chúa luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên, Ngài phá vỡ những khung nền của chúng ta, làm cho những dự phóng của chúng ta bị khủng hoảng, và Chúa nói với chúng ta: con hãy tín thác nơi Cha, đừng sợ, hãy để cho con được ngạc nhiên, hãy ra khỏi chính mình và theo Cha!
Hôm nay tất cả chúng ta cũng hãy tự hỏi xem mình có sợ điều mà Thiên Chúa có thể yêu cầu chúng ta hoặc điều mà chúng ta xin Chúa hay không. Tôi có để cho Chúa làm cho ngạc nhiên, như Chúa đã làm với Mẹ Maria hay không, hoặc tôi khép kín mình trong những điều an toàn của tôi, an toàn vật chất, an toàn trí thức, an toàn ý thức hệ, an toàn các dự phóng của tôi? Tôi có để cho Chúa thực sự đi vào trong cuộc sống của tôi hay không? Tôi trả lời Chúa như thế nào?
2. Trong đoạn thư thánh Phaolô chúng ta đã nghe, thánh Tông Đồ ngỏ lời với môn đệ Timôthêo và nói rằng: ”con hãy nhớ Chúa Giêsu Kitô, nếu chúng ta kiên trì với Ngài, chúng ta sẽ được cùng Ngài hiển trị” (Xc 2 Tm 2,8-13). Và đây là điểm thứ hai: hãy luôn nhớ đến Chúa Kitô, kiên trì trong đức tin: Thiên Chúa làm cho chúng ta ngạc nhiên bằng tình thương của Ngài, nhưng Chúa yêu cầu chúng ta hãy trung thành theo Ngài. Chúng ta có thể ”không trung thành”, nhưng Chúa thì không, Chúa là Đấng Trung Thành, và Ngài yêu cầu chúng ta hãy trung thành như vậy. Chúng ta hãy nghĩ đến bao nhiêu lần chúng ta hăng hái phấn khởi vì một điều gì, vì một sáng kiến, một sự dấn thân nào đó, nhưng rồi, trước những vấn đề đầu tiên xảy ra, chúng ta tháo lui. Và rất tiếc là điều này cũng xảy ra trong những chọn lựa cơ bản như hôn phối. Người ta khó kiên trì bền chí, khó trung thành với những quyết định đã đề ra, với những cam kết đã quyết tâm. Nói ”xin vâng”, ”đồng ý' thì dễ, nhưng rồi người ta không lập lại được quyết tâm đồng thuận như vậy.
Mẹ Maria đã thưa ”xin vâng” với Thiên Chúa, một lời ”xin vâng” đã đảo lộn cuộc sống khiêm hạ của Mẹ ở Nazareth, nhưng không phải là lời thưa 'xin vâng' duy nhất, nhưng đó là lời đầu tiên trong bao nhiêu lời thưa 'xin vâng' được xướng lên trong tâm hồn những lúc vui tươi, cũng nhưng trong những lúc đau khổ, bao nhiêu lời thưa ”xin vâng đạt tới đột đỉnh trong lời “xin vâng' dưới cây Thập Giá. Hôm nay, ở đây có bao nhiêu bà mẹ; chị em hãy nghĩ đến lòng trungthành của Mẹ Maria với Thiên Chúa tới mức độ nào: khi thấy Con duy nhất của Mẹ trên Thập Giá. Mẹ là phụ nữ trung thành, đứng đó, lòng tan nát, nhưng trung thành và can đảm.
Tôi có phải là một Kitô hữu tùy lúc hay là một Kitô hữu luôn luôn? Nền văn hóa tạm bợ, tương đối, cũng lẻn vào cuộc sống đức tin. Thiên Chúa yêu cầu chúng ta trung thành với Ngài, mỗi ngày, trong những hoạt động thường nhật và Ngài thêm rằng cả khi chúng ta không trung thành với Chúa, Chúa vẫn luôn trung thành, và với lòng từ bi, Ngài không ngừng giơ tay cho chúng ta để nâng chúng ta dậy, khuyến khích chúng ta hãy tiếp tục hành trình, trở về cùng Ngài và thưa với Ngài về sự yếu đuối để Ngài ban sức mạnh cho chúng ta.
3. Điểm sau cùng: Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta. Tôi nghĩ đến 10 người phong cùi trong Phúc Âm được Chúa Giêsu chữa lành: họ đến gặp Ngài, dừng lại từ xa xa và kêu lên: ”Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng con!” (Lc 17,13). Họ là những người bệnh, đang cần được thương yêu, được sức mạnh và tìm kiếm người chữa trị họ. Và Chúa Giêsu đáp lại, giải thoát tất cả khỏi bệnh tật của họ. Nhưng thật là điều ngạc nhiên khi thấy chỉ có một người trở lại để lớn tiếng chúc tụng Thiên Chúa và cảm tạ Chúa. Chính Chúa Giêsu nhận xét điều đó: 10 người đã kêu lớn tiếng để được chữa lành và chỉ có một người trở lại để kêu lớn tiếng cảm tạ Thiên Chúa và nhìn nhận rằng Chúa là sức mạnh của chúng ta. Biết cảm tạ, chúc tụng vì những gì Chúa làm cho chúng ta.
”Chúng ta hãy nhìn Mẹ Maria: sau khi được truyền tin, cử chỉ đầu tiên Mẹ thực hiện là cử chỉ bác ái đối với bà chị họ cao niên Elisabeth; và những lời đầu tiên Mẹ nói lên là: ”Linh hồn tôi ngợi khen Chúa”, bài ca chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa, không những vì điều Chúa đã làm nơi Mẹ, nhưng vì hoạt động của Chúa trong toàn thể lịch sử cứu độ. Tất cả là hồng ân; Nếu chúng ta có thể hiểu tất cả là hồng ân của Chúa, thì tâm hồn chúng ta sẽ được hạnh phúc dường nào! Tất cả là hồng ân.
Chúa chính là sức mạnh của chúng ta! Cảm tạ thật là điều dễ dàng, nhưng cũng rất khó khăn! Bao nhiêu lần chúng ta nói cám ơn trong gia đình? Đó là một trong những lời chủ yếu của cuộc sống chung. ”Xin phép”, ”xin lỗi”, ”cám ơn”: nếu trong một gia đình, có 3 lời ấy được người ta nói lên, thì gia đình tiếp tục tiến bước. Bao nhiêu lần chúng ta nói cám ơn người giúp đỡ chúng ta, người ở gần chúng ta, tháp tùng chúng ta trong cuộc sống. Nhiều khi chúng ta coi đó là điều dĩ nhiên! Và điều này cũng xảy ra đối với Thiên Chúa.
”Tiếp tục Thánh Lễ, chúng ta hãy cầu xin sự chuyển cầu của Mẹ Maria, xin Mẹ giúp chúng ta để cho mình được Thiên Chúa làm ngạc nhiên, không kháng cự, trung thành với Chúa hằng ngày, chúc tụng và cảm tạ Chúa vì Ngài là sức mạnh của chúng ta.
Nghi thức phó thác
Cuối thánh lễ, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, cũng là trưởng ban tổ chức đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC.
Rồi ĐTC tiến đến trước Tượng Đức Mẹ Fatima và đọc kinh phó thác:
”Lạy Đức Trinh Nữ Fatima diễm phúc, với lòng biết ơn được đổi mới vì sự hiện diện từ mẫu của Mẹ, chúng con hợp tiếng với tất cả mọi thế hệ đã chúc tụng Mẹ là người diễm phúc.
Nơi Mẹ chúng con ngợi khen những công trình bao la của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ mệt mỏi, từ bi cúi mình trên nhân loại sầu muộn vì sự ác và tổn thương vì tội lỗi, để chữa lành và cứu vớt loài người!
Xin Mẹ vui lòng đón nhận hành động phó thác mà hôm nay, với lòng tin tưởng chúng con thực hiện trước ảnh tượng này của Mẹ mà chúng con rất quí mến.
Chúng con chắc chắn rằng mỗi người chúng con đều quí giá trước mắt Mẹ và không điều gì trong tâm hồn chúng con xa lạ đối với Mẹ. Chúng con để cái nhìn rất dịu dàng của Mẹ đi tới chúng con và đón nhận sự âu yếm an ủi qua nụ cười của Mẹ.
Xin Mẹ giữ gìn cuộc sống của chúng con trong vòng tay của Mẹ: xin chúc phúc và củng cố mọi ước muốn làm điều thiện; xin khơi dậy và nuôi dưỡng đức tin, nâng đỡ và soi sáng đức cậy, khích động và linh hoạt đức ái; xin Mẹ hướng dẫn tất cả chúng con trên con đường thánh thiện.
Xin dạy chúng con tình yêu thương của Mẹ ưu tiên dành cho những người bé nhỏ nghèo hèn, những người bị loại trừ và đau khổ, các tội nhân và những người có tâm hồn lạc hướng, xin tập họp tất cả dưới sự che chở của Mẹ và giao phó tất cả cho Con Yêu Dấu của Mẹ là Chúa Giêsu của chúng con. Amen
Sau kinh phó thác ĐTC xông hương trước tượng Đức Mẹ. Trước khi đọc Kinh Truyền Tin, ĐTC đã nhắc mọi người về phong chân phước Chúa Nhật hôm qua 13-10, tại thành Tarragona, Tây Ban Nha cho khoảng 500 vị tử đạo trong thời nội chiến, thập niên 1930. Ngài nói: ”Chúng ta hãy chúc tụng Chúa vì những chứng nhân can đảm của Ngài và nhờ lời chuyển cầu của các vị, chúng ta hãy cầu xin Chúa giải thoát thế giới khỏi mọi bạo lực”.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người, ĐTC còn bắt tay chào thăm rất nhiều người, các phái đoàn chính thức, đông đảo các LM, trước khi đi xe díp màu trắng mui trần tiến qua các lối đi và đến tận gần cuối đường Hòa Giải để chào thăm các tín hữu.