Lễ Đức Mẹ thăm viếng: Diệu cảm thiêng liêng
+TGM Giuse Ngô Quang Kiệt6/1/2013
Lễ Đức Mẹ thăm viếng (Xp 3, 14-18a;Rm 12, 9-16b; Lc 1, 39-55)
(Bài giảng trong Thánh lễ kỷ niệm 22 năm Linh Mục của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt,
Đan viện Châu Sơn, ngày 31-05-2013)
“Bà Elizabeth vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy Thánh Thần”. Lời chào của Mẹ Maria phát sinh ngay hai tác động: thánh Gioan Baotixita trong bào thai nhảy mừng. Và bà Elizabeth đầy tràn Thánh Thần.
Cả hai tác động đều cao quí và vượt sức loài người. Thánh Gioan Baotixita nhảy mừng trong Chúa. Nhảy mừng vì được thoát ách tội tổ tông. Nhảy mừng vì được ơn cứu độ. Nhảy mừng vì được Chúa Giêsu Đấng Cứu Độ con người đến viếng thăm và ban ơn giải thoát.
Bà Elizabeth được tràn đầy Thánh Thần. Bà vui vì được chia sẻ niềm vui với người con trong lòng. Bà vui vì được đón nhận ơn Thánh Thần. Thánh Thần từ bào thai người con tràn lan sang lòng mẹ. Thánh Thần lan tràn đầy căn nhà nhỏ bé đơn sơ, khiến cả nhà vang lời ca tụng Thiên Chúa, tràn ngập niềm vui. Bà Elizabeth chúc tụng Đức Mẹ. Đức Mẹ chúc tụng Thiên Chúa. Niềm vui chan hòa mà Sophonia loan báo nay đã thực hiện.
Nhờ đâu lời chào của Mẹ đem lại kết quả lớn lao dường ấy? Chắc chắn đó là nhờ Mẹ mang Chúa Giêsu trong lòng.
Chúa Giêsu là Ngôi Lời nhập thể. Thực ra Đức Mẹ đã đón nhận và cưu mang Lời Chúa trước khi cưu mang chính Ngôi Lời. Để đón nhận và cưu mang Lời Chúa, Đức Mẹ có một đức tin thật mãnh liệt. Đức tin này đã khiến bà Elizabeth phải ngưỡng mộ ngợi khen: “Em thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em”. Đức tin của Đức Mẹ thật lớn lao. Vì tin vào những điều đối với con người là không có thể được. Nhưng Đức Mẹ hoàn toàn tin tưởng “Bởi vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể được”.
Hoàn toàn tin tưởng nên Đức Mẹ đón nhận và cưu mang Lời Chúa. Hoàn toàn tin tưởng nên Đức Mẹ trở nên một với Lời Chúa. Sống Lời Chúa. Thực hành Lời Chúa. Và sau khi thụ thai sự kết hợp ấy càng trở nên thiết thực, sống động và hiệu quả hơn. Ngôi Lời Thiên Chúa chính là bào thai trong lòng mẹ. Dòng máu chảy trong bào thai Giêsu là dòng máu luân lưu trong huyết quản của Mẹ. Thịt xương của Hài Nhi Giêsu hình thành nhờ thịt xương của Mẹ. Sự sống của bào thai Giêsu lãnh nhận từ sự sống của Mẹ. Còn hơn thế nữa, từ khi đón nhận sứ mạng, Đức Mẹ trở nên một với Chúa Giêsu. Cùng vui, cùng buồn, cùng sướng, cùng khổ. Đức Mẹ đứng dưới chân thánh giá là biểu lộ một kết hợp trọn vẹn và tận cùng với Chúa Giêsu.
Sự kết hợp chặt chẽ kỳ diệu đó khiến hai mẹ con trở nên một. Đó là bí quyết khiến lời chào của Đức Mẹ đem lại hiệu quả lớn lao. Kết hợp chặt chẽ với Lời Chúa nên mọi lời nói của Đức Mẹ đều là lời của Thiên Chúa. Có thể nói lời chào của Đức Mẹ chính là lời của Chúa Giêsu Đấng Cứu Độ. Chúa Giêsu là Lời. Đức Mẹ là loa đài. Loa đài chỉ phát ra khi Lời lên tiếng. Mẹ chỉ lên tiếng chào khi Thánh Thần thúc đẩy.
Trong mối tương giao qua cuộc chào hỏi, phát sinh một diệu cảm thiêng liêng. Hai người mẹ giao tiếp bằng ngôn ngữ khả giác. Hai người con giao tiếp bằng ngôn ngữ thiêng liêng. Hai người con là tác nhân chính. Hai người mẹ được thông phần nhờ hiệp thông với bào thai đang mang trong mình. Hai người con chuyển động trong lòng mẹ. Hai người mẹ cất tiếng nói diễn tả hoạt động của hai người con. Tất cả tương quan nhịp nhàng tự nhiên và gắn bó. Tất cả đồng cảm trong một diệu cảm thiêng liêng của những tâm hồn thanh khiết chìm trong Thánh Thần. Nếu thư Rôma mời gọi ta sống bác ái thì đây là bác ái ở mức cao nhất vì chia sẻ một diệu cảm thiêng liêng.
Có lẽ chúng ta tự hỏi tại sao lời chào của Đức Mẹ phát sinh hiệu quả lớn lao như thế mà không thấy Tin mừng thuật lại. Điều này hẳn có lý do. Loa nén, loa thùng hay loa giấy không quan trọng. Quan trọng là để Thiên Chúa sử dụng. Khi Đấng Cứu Độ lên tiếng, sứ điệp cứu độ được loan truyền và ơn cứu độ sẽ phát sinh.
Cũng vậy con người linh mục không quan trọng. Có linh mục giảng hay, có linh mục không biết ăn nói. Nhưng điều quan trọng là linh mục để Chúa chiếm đoạt, để Chúa sử dụng, để Chúa lên tiếng.
Cha Cố Giuse của chúng tôi là một linh mục kém ăn nói. Các bài giảng của ngài cũng thật đơn sơ. Về lễ hôn phối cả đời ngài chỉ có hai bài giảng. Chỉ cần đọc câu đầu là trẻ con đã biết câu kế tiếp. Nhưng giáo dân trong xứ đều yêu mến ngài. Ngài qua đời đã hơn 30 năm mà ai cũng nhớ tiếc. Chúng tôi coi ngài là mẫu mực đời linh mục và luôn khắc ghi lời ngài dạy dỗ. Vì Ngài có Chúa ở cùng.
Mối tương quan giữa linh mục với Chúa Giêsu rất gần với mối tương quan giữa Đức Mẹ với Con Chí Thánh. Xin hãy cầu nguyện cho linh mục chúng tôi biết noi gương Mẹ Maria có một diệu cảm thiêng liêng với Chúa Giêsu. Để mọi suy nghĩ, lời nói và hành động của linh mục chúng tôi đều do tác động của Ngôi Lời. Sẽ đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Sẽ làm cho bầu trời tràn ngập Chúa Thánh Thần. Để em bé trong bụng mẹ cũng nhảy mừng. Bà mẹ 80 tuổi cũng hân hoan. Và người gieo Tin mừng được cùng Đức Mẹ hoan hỉ ca lên: “Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi”.
+TGM Giuse Ngô Quang Kiệt6/1/2013
Lễ Đức Mẹ thăm viếng (Xp 3, 14-18a;Rm 12, 9-16b; Lc 1, 39-55)
(Bài giảng trong Thánh lễ kỷ niệm 22 năm Linh Mục của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt,
Đan viện Châu Sơn, ngày 31-05-2013)
Cả hai tác động đều cao quí và vượt sức loài người. Thánh Gioan Baotixita nhảy mừng trong Chúa. Nhảy mừng vì được thoát ách tội tổ tông. Nhảy mừng vì được ơn cứu độ. Nhảy mừng vì được Chúa Giêsu Đấng Cứu Độ con người đến viếng thăm và ban ơn giải thoát.
Bà Elizabeth được tràn đầy Thánh Thần. Bà vui vì được chia sẻ niềm vui với người con trong lòng. Bà vui vì được đón nhận ơn Thánh Thần. Thánh Thần từ bào thai người con tràn lan sang lòng mẹ. Thánh Thần lan tràn đầy căn nhà nhỏ bé đơn sơ, khiến cả nhà vang lời ca tụng Thiên Chúa, tràn ngập niềm vui. Bà Elizabeth chúc tụng Đức Mẹ. Đức Mẹ chúc tụng Thiên Chúa. Niềm vui chan hòa mà Sophonia loan báo nay đã thực hiện.
Nhờ đâu lời chào của Mẹ đem lại kết quả lớn lao dường ấy? Chắc chắn đó là nhờ Mẹ mang Chúa Giêsu trong lòng.
Chúa Giêsu là Ngôi Lời nhập thể. Thực ra Đức Mẹ đã đón nhận và cưu mang Lời Chúa trước khi cưu mang chính Ngôi Lời. Để đón nhận và cưu mang Lời Chúa, Đức Mẹ có một đức tin thật mãnh liệt. Đức tin này đã khiến bà Elizabeth phải ngưỡng mộ ngợi khen: “Em thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em”. Đức tin của Đức Mẹ thật lớn lao. Vì tin vào những điều đối với con người là không có thể được. Nhưng Đức Mẹ hoàn toàn tin tưởng “Bởi vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể được”.
Hoàn toàn tin tưởng nên Đức Mẹ đón nhận và cưu mang Lời Chúa. Hoàn toàn tin tưởng nên Đức Mẹ trở nên một với Lời Chúa. Sống Lời Chúa. Thực hành Lời Chúa. Và sau khi thụ thai sự kết hợp ấy càng trở nên thiết thực, sống động và hiệu quả hơn. Ngôi Lời Thiên Chúa chính là bào thai trong lòng mẹ. Dòng máu chảy trong bào thai Giêsu là dòng máu luân lưu trong huyết quản của Mẹ. Thịt xương của Hài Nhi Giêsu hình thành nhờ thịt xương của Mẹ. Sự sống của bào thai Giêsu lãnh nhận từ sự sống của Mẹ. Còn hơn thế nữa, từ khi đón nhận sứ mạng, Đức Mẹ trở nên một với Chúa Giêsu. Cùng vui, cùng buồn, cùng sướng, cùng khổ. Đức Mẹ đứng dưới chân thánh giá là biểu lộ một kết hợp trọn vẹn và tận cùng với Chúa Giêsu.
Sự kết hợp chặt chẽ kỳ diệu đó khiến hai mẹ con trở nên một. Đó là bí quyết khiến lời chào của Đức Mẹ đem lại hiệu quả lớn lao. Kết hợp chặt chẽ với Lời Chúa nên mọi lời nói của Đức Mẹ đều là lời của Thiên Chúa. Có thể nói lời chào của Đức Mẹ chính là lời của Chúa Giêsu Đấng Cứu Độ. Chúa Giêsu là Lời. Đức Mẹ là loa đài. Loa đài chỉ phát ra khi Lời lên tiếng. Mẹ chỉ lên tiếng chào khi Thánh Thần thúc đẩy.
Trong mối tương giao qua cuộc chào hỏi, phát sinh một diệu cảm thiêng liêng. Hai người mẹ giao tiếp bằng ngôn ngữ khả giác. Hai người con giao tiếp bằng ngôn ngữ thiêng liêng. Hai người con là tác nhân chính. Hai người mẹ được thông phần nhờ hiệp thông với bào thai đang mang trong mình. Hai người con chuyển động trong lòng mẹ. Hai người mẹ cất tiếng nói diễn tả hoạt động của hai người con. Tất cả tương quan nhịp nhàng tự nhiên và gắn bó. Tất cả đồng cảm trong một diệu cảm thiêng liêng của những tâm hồn thanh khiết chìm trong Thánh Thần. Nếu thư Rôma mời gọi ta sống bác ái thì đây là bác ái ở mức cao nhất vì chia sẻ một diệu cảm thiêng liêng.
Có lẽ chúng ta tự hỏi tại sao lời chào của Đức Mẹ phát sinh hiệu quả lớn lao như thế mà không thấy Tin mừng thuật lại. Điều này hẳn có lý do. Loa nén, loa thùng hay loa giấy không quan trọng. Quan trọng là để Thiên Chúa sử dụng. Khi Đấng Cứu Độ lên tiếng, sứ điệp cứu độ được loan truyền và ơn cứu độ sẽ phát sinh.
Cũng vậy con người linh mục không quan trọng. Có linh mục giảng hay, có linh mục không biết ăn nói. Nhưng điều quan trọng là linh mục để Chúa chiếm đoạt, để Chúa sử dụng, để Chúa lên tiếng.
Cha Cố Giuse của chúng tôi là một linh mục kém ăn nói. Các bài giảng của ngài cũng thật đơn sơ. Về lễ hôn phối cả đời ngài chỉ có hai bài giảng. Chỉ cần đọc câu đầu là trẻ con đã biết câu kế tiếp. Nhưng giáo dân trong xứ đều yêu mến ngài. Ngài qua đời đã hơn 30 năm mà ai cũng nhớ tiếc. Chúng tôi coi ngài là mẫu mực đời linh mục và luôn khắc ghi lời ngài dạy dỗ. Vì Ngài có Chúa ở cùng.
Mối tương quan giữa linh mục với Chúa Giêsu rất gần với mối tương quan giữa Đức Mẹ với Con Chí Thánh. Xin hãy cầu nguyện cho linh mục chúng tôi biết noi gương Mẹ Maria có một diệu cảm thiêng liêng với Chúa Giêsu. Để mọi suy nghĩ, lời nói và hành động của linh mục chúng tôi đều do tác động của Ngôi Lời. Sẽ đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Sẽ làm cho bầu trời tràn ngập Chúa Thánh Thần. Để em bé trong bụng mẹ cũng nhảy mừng. Bà mẹ 80 tuổi cũng hân hoan. Và người gieo Tin mừng được cùng Đức Mẹ hoan hỉ ca lên: “Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi”.