Tác giả: Vũ Văn An
nguồn: http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=396&ia=12104
Trong một thế giới đầy rẫy dối trá, tham lam, bạo loạn và phóng túng, người có lòng trong sạch, trung thực, khiêm tốn quả là một sức mạnh lớn lao. Thế giới chúng ta đang cần sự trong sạch. Người Kitô hữu chúng ta có sứ mệnh mở tung tâm trí cho sự thật, trung thực trong mọi sự, để các đam mê của ta được Thánh Thần sự thật và tình yêu điều hướng. Về phương diện này, Đức Mẹ Đồng Trinh là mẫu mực của ta.
Trong Giáo Hội, một số chi thể được Chúa chọn để thực hành đức trong sạch trong bậc độc thân để phục vụ Nước Trời. Thiên Chúa ban cho họ sức mạnh để họ khước từ hôn nhân và hiến trọn tình yêu của họ cho Chúa Kitô cũng như hiến trọn cuộc sống họ cho Nước Trời giữa lòng thế gian. Tuy nhiên, mọi Kitô hữu đều được mời gọi sống đức khiết trinh trong đức tin, trong tâm, trong trí và sống đức trong sạch phù hợp với bậc sống của mình. Điều này có nghĩa gì? Ơn gọi như thế có nghĩa gì trong thế giới của ta ngày nay? Nhìn lên Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng trọn đời Đồng Trinh, chúng ta hy vọng tìm được câu trả lời.
Khiết trinh trong đức tin
Thánh sử Luca kể cho ta nghe chuyện một phụ nữ kia, cảm kích vì lời Chúa Giêsu giảng, và say sưa vì các phép lạ Người làm, bỗng nghĩ tới mẹ của Người mà thốt lên: “Phúc thay dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú” (Lc 11:27). Nàng ca tụng mẹ của Người đã sinh hạ một người con qúy như thế, đã dưỡng nuôi và dưỡng dục Người. Tuy nhiên, Chúa lại cho nàng hay đâu mới là sự vĩ đại chân thực của mẹ Người, khi Người đáp lại rằng: “Đúng hơn, phúc thay những ai nghe lời Thiên Chúa và vâng theo nó” (Lc 11:28). Chắc chắn việc Con Thiên Chúa tiếp nhận xác thịt trong lòng Đức Mẹ là một vinh dự lớn lao cho Đức Mẹ. Ấy thế nhưng sự vĩ đại chân thực của Đức Mẹ lại hệ ở việc ngài mở rộng tâm hồn đón nhận Lời Thiên Chúa. Đức Maria là người đầu tiên được áp dụng mối phúc đó. Hơn bất cứ ai, Đức Mẹ lắng nghe lời Chúa, đem lời ấy sinh hoa kết trái trong cuộc sống của mình. Chính vì thế, Thánh Augustinô nói về Ngài rằng: “Đức Maria có phúc vì Ngài tin vào Chúa Kitô hơn là vì Ngài tượng thai Chúa Kitô trong xác thịt mình” (De virg. 3). Đức tin của Đức Mẹ “không bị pha tạp bởi bất cứ sự hoài nghi nào” (LG 63). Trong tâm hồn Ngài, không hề có một dè dặt tri thức, một sợ sệt, hay một điều kiện nội tâm nào đối với Thiên Chúa.
Thánh sử Luca kể cho ta nghe chuyện một phụ nữ kia, cảm kích vì lời Chúa Giêsu giảng, và say sưa vì các phép lạ Người làm, bỗng nghĩ tới mẹ của Người mà thốt lên: “Phúc thay dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú” (Lc 11:27). Nàng ca tụng mẹ của Người đã sinh hạ một người con qúy như thế, đã dưỡng nuôi và dưỡng dục Người. Tuy nhiên, Chúa lại cho nàng hay đâu mới là sự vĩ đại chân thực của mẹ Người, khi Người đáp lại rằng: “Đúng hơn, phúc thay những ai nghe lời Thiên Chúa và vâng theo nó” (Lc 11:28). Chắc chắn việc Con Thiên Chúa tiếp nhận xác thịt trong lòng Đức Mẹ là một vinh dự lớn lao cho Đức Mẹ. Ấy thế nhưng sự vĩ đại chân thực của Đức Mẹ lại hệ ở việc ngài mở rộng tâm hồn đón nhận Lời Thiên Chúa. Đức Maria là người đầu tiên được áp dụng mối phúc đó. Hơn bất cứ ai, Đức Mẹ lắng nghe lời Chúa, đem lời ấy sinh hoa kết trái trong cuộc sống của mình. Chính vì thế, Thánh Augustinô nói về Ngài rằng: “Đức Maria có phúc vì Ngài tin vào Chúa Kitô hơn là vì Ngài tượng thai Chúa Kitô trong xác thịt mình” (De virg. 3). Đức tin của Đức Mẹ “không bị pha tạp bởi bất cứ sự hoài nghi nào” (LG 63). Trong tâm hồn Ngài, không hề có một dè dặt tri thức, một sợ sệt, hay một điều kiện nội tâm nào đối với Thiên Chúa.
Tất cả chúng ta nên mở rộng lòng ra với Chúa như Đức Mẹ. Có đức khiết trinh trong đức tin là biết tiếp nhận một cách vô điều kiện sứ điệp của Phúc Âm như đã được Giáo Hội công bố và đem ra thực hành trong cuộc sống ta. Sẽ có những lúc ở trong đời, ta muốn thốt lên: “tôi không hiểu điều đó. Giáo Hội đòi hỏi quá đáng. Về việc ấy, tôi có ý nghĩ khác hẳn!”. Nhưng nếu trong những thời điểm như thế, ta biết để lương tâm ta rộng mở đón nhận sự thật, ta sẽ tới gần với Chúa hơn và tìm được an bình cho tâm hồn mình. Sự thật giải phóng ta và là bảo kê để ta được hạnh phúc đích thực. Ngày nay, nhiều người xem ra muốn nghĩ rằng bạn vẫn là người Công Giáo tốt, dù không chấp nhận một số tín điều về đức tin và luân lý. Họ cho rằng cái hiểu và lương tâm riêng của họ đã đủ để đưa ra các quyết định luân lý. Tuy nhiên, đức tin trinh khiết lúc nào cũng biết lắng nghe Thiên Chúa. Đức tin ấy đã biến thành niềm tín thác đầy yêu thương vào Thiên Chúa, vì biết rằng Người không thể lừa dối ta.
Sẽ luôn luôn có những sự thật của đức tin và những sự thật này không thể hòa hợp với tinh thần thời đại. Trong xã hội duy đa nguyên ngày nay, nhiều tín hữu thấy khó nhìn nhận việc Chúa Giêsu Kitô rất khác với các vị sáng lập ra các tôn giáo khác. Họ cũng khó chấp nhận việc đức tin của ta không phải chỉ là một trong nhiều con đường dẫn ta tới Thiên Chúa, mà là con đường chân thực duy nhất. Nhiều người khác tấn công giáo huấn của Giáo Hội, không coi thụ thai nhân tạo và thụ thai ngoài dạ mẹ là điều sai trái về phương diện luân lý, là điều không phù hợp với lệnh truyền yêu thương và sinh sản của Chúa và do đó là điều không được phép. Yêu Chúa là sẵn sàng chấp nhận một cách biết ơn giáo huấn của Giáo Hội trong toàn bộ tính không pha chế của nó. Đức tin khiết trinh là đức tin dám mạnh bạo nói với Thánh Phaolô rằng: “Chúng tôi không thể làm gì chống lại sự thật, nhưng chỉ hoạt động cho sự thật mà thôi” (2Cor 13:8).
Khiết trinh trong tâm tư
Cuộc đối thoại giữa tổng lãnh thiên thần Gabrien và Nữ Trinh Nadarét cho ta một thoáng nhìn về tâm tư Đức Mẹ. Ta nhận rõ, nơi Ngài, lý trí và đức tin đã cùng nhau hành động ra sao. Khi sứ thần Thiên Chúa đưa tin Ngài sẽ hạ sinh một con trai mà Ngài sẽ đặt tên cho là Giêsu (xem Lc 1:30-33), Ngài hỏi lại: “Việc đó xẩy ra thế nào được, vì tôi là trinh nữ?” (Lc 1:34). Câu hỏi của Ngài trước hết cho thấy Đức Maria không đơn thuần tiếp nhận sứ điệp của thiên thần một cách thụ động. Đức tin không thay thế suy tư của con người, nhưng thách thức nó, mở rộng phạm vi của nó, mở nó ra hướng về tâm trí và kế hoạch Thiên Chúa. Tín hữu Kitô Giáo sử dụng lý trí của mình để phục vụ công trình cứu rỗi. Khi Đức Maria nghe lời thiên thần, Ngài chạm trán với nỗi khó khăn xem ra mâu thuẫn trong ơn gọi hai mặt. Thẩm sâu trong tâm hồn, Ngài thấy mình được kêu gọi sống khiết trinh, nhưng thiên thần lại bảo Ngài sẽ sinh hạ một con trai. Tâm tư khiết trinh và đầy đức tin của Ngài hiện rõ trong phản ứng của Ngài. Ngài không bác bỏ lời truyền tin của tổng lãnh thiên thần, Ngài không nói thế, điều đó không thể nào, Ngài chỉ hỏi: “Việc đó xẩy ra thế nào được, vì tôi không có chồng?”. Chữ thế nào giúp ta thoáng nhìn ra tâm tư khiết trinh của Ngài. Ngài đã không phản ứng với chữ không vô tín, mà với lời thỉnh cầu của niềm tin: làm thế nào để mở cửa đón nhận công trình của Thiên Chúa nơi Ngài. Thiên thần giải quyết nỗi khó khăn của Ngài bằng cách cho Ngài hay: ngoài sự chờ mong của mọi người, Êlisabét đã thụ thai một con trẻ dù đã cao niên. Việc nhắc nhớ tới sự kiện Thiên Chúa có thể làm được điều con người không thể làm được này đã đủ đối với một thiếu nữ khiêm hạ của Nadarét. Ngài không dè dặt phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa và kế hoạch của Người dành cho nhân loại.
Cuộc đối thoại giữa tổng lãnh thiên thần Gabrien và Nữ Trinh Nadarét cho ta một thoáng nhìn về tâm tư Đức Mẹ. Ta nhận rõ, nơi Ngài, lý trí và đức tin đã cùng nhau hành động ra sao. Khi sứ thần Thiên Chúa đưa tin Ngài sẽ hạ sinh một con trai mà Ngài sẽ đặt tên cho là Giêsu (xem Lc 1:30-33), Ngài hỏi lại: “Việc đó xẩy ra thế nào được, vì tôi là trinh nữ?” (Lc 1:34). Câu hỏi của Ngài trước hết cho thấy Đức Maria không đơn thuần tiếp nhận sứ điệp của thiên thần một cách thụ động. Đức tin không thay thế suy tư của con người, nhưng thách thức nó, mở rộng phạm vi của nó, mở nó ra hướng về tâm trí và kế hoạch Thiên Chúa. Tín hữu Kitô Giáo sử dụng lý trí của mình để phục vụ công trình cứu rỗi. Khi Đức Maria nghe lời thiên thần, Ngài chạm trán với nỗi khó khăn xem ra mâu thuẫn trong ơn gọi hai mặt. Thẩm sâu trong tâm hồn, Ngài thấy mình được kêu gọi sống khiết trinh, nhưng thiên thần lại bảo Ngài sẽ sinh hạ một con trai. Tâm tư khiết trinh và đầy đức tin của Ngài hiện rõ trong phản ứng của Ngài. Ngài không bác bỏ lời truyền tin của tổng lãnh thiên thần, Ngài không nói thế, điều đó không thể nào, Ngài chỉ hỏi: “Việc đó xẩy ra thế nào được, vì tôi không có chồng?”. Chữ thế nào giúp ta thoáng nhìn ra tâm tư khiết trinh của Ngài. Ngài đã không phản ứng với chữ không vô tín, mà với lời thỉnh cầu của niềm tin: làm thế nào để mở cửa đón nhận công trình của Thiên Chúa nơi Ngài. Thiên thần giải quyết nỗi khó khăn của Ngài bằng cách cho Ngài hay: ngoài sự chờ mong của mọi người, Êlisabét đã thụ thai một con trẻ dù đã cao niên. Việc nhắc nhớ tới sự kiện Thiên Chúa có thể làm được điều con người không thể làm được này đã đủ đối với một thiếu nữ khiêm hạ của Nadarét. Ngài không dè dặt phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa và kế hoạch của Người dành cho nhân loại.
Suy nghĩ của Đức Maria rất đơn giản và sâu sắc. Tâm tư Ngài vừa không ngây thơ vừa không phức tạp. Ngài không bận bịu với việc suy nghĩ về chính mình, nhưng bản ngã Ngài hoàn toàn mở ra đón nhận kế hoạch của Thiên Chúa dành cho Ngài. Nơi Ngài, không hề có bóng dáng của sự tự phụ, tự cao tự đại, luôn chỉ biết tự phân tích mình đến độ thành tâm thần phân liệt (split personality), tâm tư rối loạn. Trái lại, trọn ơn gọi tuyệt diệu và hết sức vĩ đại làm Mẹ Thiên Chúa của Ngài cũng như sự hợp tác với tư cách nàng dâu và thân mẫu trong công trình Cứu Chuộc của Thiên Chúa của Ngài đều đặt căn bản trên lòng trung thành không tì vết và trinh khiết của trái tim thanh sạch và vô nhiễm của Ngài, trên thái độ suốt đời làm con cái Chúa một cách đơn sơ.
Ta học được từ Đức Mẹ cách lột mặt nạ “cha sự dối trá” (Ga 8:44). Ngài giúp ta tránh được những bào chữa, những kênh kiệu hay chân lý nửa vời đầy khập khiễng, không để kiêu căng hay ghen tị thống trị ta, không cho phéo suy nghĩ của ta trở thành ngựa hoang. Thánh Phaolô dạy ta “đánh đổ các kiểu lý luận và mọi thái độ kiêu căng chống lại sự hiểu biết Thiên Chúa, bắt mọi tư tưởng phải đầu hàng để đi đến chỗ vâng phục Đức Kitô” (2 Cor 10:4-5). Có những suy tư chân thực và tốt lành mở ra nhiều thế giới mới cho ta và luôn điều hướng ta về Thiên Chúa, vốn là sự thiện cao cả nhất của ta. Nhưng cũng có những suy tư nguy hiểm nhằm phá hoại đức tin và lòng trung thành của ta đối với Giáo Hội, hay tình yêu của ta với người bạn đời hay ơn gọi làm linh mục hay đời sống tận hiến. Như Thánh Phaolô từng sợ các suy tư của tín hữu Côrintô “dần dần đâm ra hư hỏng, mất sự đơn sơ đối với Đức Kitô” (2Cor 11:3).
Khiết trinh trong tâm tư đòi người ta phải khiêm hạ, không ngừng định hướng tâm tư họ vào Chúa và chân lý của Người. Người có tâm tư như thế luôn mở cửa đón nhận mọi linh hứng của chân lý đến đánh động họ. Họ trung thực và trong sạch trong ý định, trong lời nói và trong việc làm của mình. Nếu ta là những người như thế, ta sẽ nhận được sự khôn ngoan của Chúa và trông nhờ sự giúp đỡ và chúc phúc của Người
Khiết trinh trong tâm hồn
Từ ngày Evà và Adong phạm tội, trái tim con người đã bị phân chia. Tội lỗi phá tan sự hoà điệu nội tâm của ta, sự kết hợp giữa ta với Chúa, với chính mình và với người khác. Với Đức Maria, có khác, ngài không mắc tội nguyên tổ và tội bản thân. Trọn đời sống Ngài thuộc về Chúa. Khi Chúa gọi Ngài, Ngài vâng theo Chúa một cách vô điều kiện. Không một lúc nào trong đời Ngài, Ngài đã duyệt lại sự ưng thuận của mình, hay không sống trọn vẹn lời ưng thuận đó. Ngài giúp ta đạt được việc hoàn toàn trao phó đời mình trong trắng cho Thiên Chúa.
Từ ngày Evà và Adong phạm tội, trái tim con người đã bị phân chia. Tội lỗi phá tan sự hoà điệu nội tâm của ta, sự kết hợp giữa ta với Chúa, với chính mình và với người khác. Với Đức Maria, có khác, ngài không mắc tội nguyên tổ và tội bản thân. Trọn đời sống Ngài thuộc về Chúa. Khi Chúa gọi Ngài, Ngài vâng theo Chúa một cách vô điều kiện. Không một lúc nào trong đời Ngài, Ngài đã duyệt lại sự ưng thuận của mình, hay không sống trọn vẹn lời ưng thuận đó. Ngài giúp ta đạt được việc hoàn toàn trao phó đời mình trong trắng cho Thiên Chúa.
Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dạy ta: “Không nô lện nào làm tôi hai chủ; vì hoặc họ ghét chủ này và yêu chủ kia, hay tận tụy với chủ này và khinh ghét chủ kia. Các con không thể phục vụ cả Thiên Chúa lẫn của cải” (Lc 16:13). Như thế, Chúa cảnh giác ta đừng phạm bất cứ tội thờ ngẫu thần nào, tội thoả hiệp và bất lương nào. Thế giới cần những người đàn ông đàn bà chịu để ánh sáng Phúc Âm soi sáng và cai quản cuộc sống họ, chứ không cần những Kitô hữu chỉ có nửa trái tim. Thế giới ngày nay cần những chứng nhân chân thực và đáng tin tưởng. Ta sẽ bất lương, nếu ta chờ mong người khác sống một đời đạo hạnh, còn ta, ta lại không chịu cố gắng sống đạo hạnh; nếu ta chỉ trích lỗi lầm của người khác mà không liên tục cố gắng cải tiến chính tính khí của ta; nếu ta tố cáo người khác sai lầm nhưng lại bào chữa các tội lỗi của ta. Nếu cha mẹ cầu cho con cái được ơn có đức tin mạnh mẽ, thì họ đừng đặt cản trở trên đường đi của chúng, nếu Chúa kêu gọi chúng vào ơn gọi linh mục hay tu dòng. Để bảo toàn được sự khiết trinh trong tâm hồn, ta phải chiến đấu chống lại các thèm khát của xác thịt và ngũ quan. Ở đây, con mắt trong sáng và kỷ luật lành mạnh đối với các xúc cảm, tâm tình và trí tưởng tượng của ta sẽ giúp ích rất nhiều, cũng như việc khước từ bất cứ khoái cảm nào trong suy nghĩ khiến ta xa rời mệnh lệnh của Chúa (xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 2520). Điều cũng quan trọng là sự nết na (modesty) lành mạnh, là thứ luôn che chở thẩm cung con người và sự huyền nhiệm của họ. Nó khích lệ “sự kiên nhẫn và điều độ trong các liên hệ yêu thương” và mởi gọi ta chọn lựa lối ăn mặc đứng đắn, kín đáo và vừa phải (xem SGLCGHCG các số 2521-2522).
Khiết trinh trong thân xác
Từ buổi đầu, Giáo Hội đã tuyên xưng rằng Đức Maria chịu thai Con Thiên Chúa trong lòng mình do quyền năng Chúa Thánh Thần, không có sự can dự của bất cứ người đàn ông nào. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo cũng khẳng định rằng: “sự khiết trinh của Đức Maria chứng tỏ sáng kiến tuyệt đối của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Nhập Thể” (SGLCGHCG số 503) và rằng: “Chúa Giêsu là Adong mới, người khai mở sự tạo dựng mới” (SGLCGHCG số 504). Con Trai của Đức Maria Khiết Trinh xuất thân từ Thiên Chúa và tất cả những ai muốn trở nên anh chị em của Người, đều phải tái sinh từ trên cao. “Việc tham dự vào sự sống Thiên Chúa phát sinh ‘không phải do máu huyết cũng không phải do ý muốn của xác thịt cũng như do ý muốn của người đàn ông, mà là do Thiên Chúa’ (Ga 1:13)” (SGLCGH số 505).
Trong xã hội ngày nay, ta chạm trán với hiện tượng quá nhấn mạnh tới tính dục một cách thiếu lành mạnh. Sự thù nghịch mà người ta cho là thời xưa vốn có cần được vượt qua và sự khoái ngất của yêu đương, nhất là trong chiều kích tính dục, cần phải được thử nghiệm và hưởng thụ trọn vẹn. Nhưng nếu như thế, thì thân xác con người đâu có được kính trọng trong phẩm giá mà Thiên Chúa vốn muốn nó có.. Trong thông điệp Deus caritas est, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI viết rằng: “cách thế hiện đại nhằm triển dương thân xác quả là lừa đảo. Ái tình, được giảm lược thành làm tình, đã trở thành một món hàng, một ‘sự vật’ đơn thuần có thể mua và bán được, hay đúng hơn, chính con người cũng trở thành một món hàng. Khó mà nói đó là lời chấp nhận vĩ đại của con người đối với thân xác”. Như thế, con người nhân bản, vốn là cả thân xác lẫn linh hồn, chỉ có thể đạt được hạnh phúc và tình yêu chân thực, nếu họ sẵn sàng tiến theo “nẻo đường đi lên, từ bỏ, thanh tẩy và chữa lành”. Nhân đức dẫn ta đi vào nẻo đường ấy chính là đức trong sạch. Nhân đức này sẽ giúp ta không để cho các đam mê tính dục điều khiển ta, nhưng tích hợp được tính dục vào chính cuộc sống ta một cách trưởng thành, như một ơn phúc của Đấng Hóa Công vốn thuộc chính hữu thể đàn ông và đàn bà của ta. Điều này có nghĩa gì trong cuộc sống thực tiễn của ta?
Mọi người rửa tội đều được kêu gọi sống trong sạch. Điều này có nghĩa: vợ chồng phải kết hợp với nhau trong một tình yêu chân thực và giữ lòng chung thủy với nhau, cho đến chết. Họ được mời gọi hiến thân cho nhau “trong thánh thiện và danh dự, chứ không trong đam mê thèm muốn, như dân ngoại vốn không nhận biết Thiên Chúa” (1Tx 4:4). Trong phạm vi này, với một tinh thần làm cha mẹ có trách nhiệm, họ có thể sử dụng hay không sử dụng các phương pháp kiểm soát sinh sản tự nhiên để có con, nếu họ có đủ lý do nghiêm chỉnh bên trong các giới răn của Chúa. Tuy nhiên, họ phải khước từ một cách có ý thức việc sử dụng thuốc ngừa thai, như thông điệp “Sự Sống Con Người” của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI từng đòi hỏi. Hành động như thế, họ sẽ thấy tình yêu đối với nhau của họ sẽ vững mạnh hơn và thành thực hơn. Các cặp vợ chồng này sẽ là một khích lệ lớn lao đối với người trẻ, người độc thân, bất luận là chưa lập gia đình hay ở góa, biết sống cuộc sống tiết dục của họ. Nhờ gương sáng và chứng tá của họ, có thể giúp các cặp đang chuẩn bị hôn nhân, nhờ ơn Chúa, tiếp tục duy trì được đức trong sạch cho tới ngày thành hôn.
Từ buổi đầu, Giáo Hội đã tuyên xưng rằng Đức Maria chịu thai Con Thiên Chúa trong lòng mình do quyền năng Chúa Thánh Thần, không có sự can dự của bất cứ người đàn ông nào. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo cũng khẳng định rằng: “sự khiết trinh của Đức Maria chứng tỏ sáng kiến tuyệt đối của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Nhập Thể” (SGLCGHCG số 503) và rằng: “Chúa Giêsu là Adong mới, người khai mở sự tạo dựng mới” (SGLCGHCG số 504). Con Trai của Đức Maria Khiết Trinh xuất thân từ Thiên Chúa và tất cả những ai muốn trở nên anh chị em của Người, đều phải tái sinh từ trên cao. “Việc tham dự vào sự sống Thiên Chúa phát sinh ‘không phải do máu huyết cũng không phải do ý muốn của xác thịt cũng như do ý muốn của người đàn ông, mà là do Thiên Chúa’ (Ga 1:13)” (SGLCGH số 505).
Trong xã hội ngày nay, ta chạm trán với hiện tượng quá nhấn mạnh tới tính dục một cách thiếu lành mạnh. Sự thù nghịch mà người ta cho là thời xưa vốn có cần được vượt qua và sự khoái ngất của yêu đương, nhất là trong chiều kích tính dục, cần phải được thử nghiệm và hưởng thụ trọn vẹn. Nhưng nếu như thế, thì thân xác con người đâu có được kính trọng trong phẩm giá mà Thiên Chúa vốn muốn nó có.. Trong thông điệp Deus caritas est, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI viết rằng: “cách thế hiện đại nhằm triển dương thân xác quả là lừa đảo. Ái tình, được giảm lược thành làm tình, đã trở thành một món hàng, một ‘sự vật’ đơn thuần có thể mua và bán được, hay đúng hơn, chính con người cũng trở thành một món hàng. Khó mà nói đó là lời chấp nhận vĩ đại của con người đối với thân xác”. Như thế, con người nhân bản, vốn là cả thân xác lẫn linh hồn, chỉ có thể đạt được hạnh phúc và tình yêu chân thực, nếu họ sẵn sàng tiến theo “nẻo đường đi lên, từ bỏ, thanh tẩy và chữa lành”. Nhân đức dẫn ta đi vào nẻo đường ấy chính là đức trong sạch. Nhân đức này sẽ giúp ta không để cho các đam mê tính dục điều khiển ta, nhưng tích hợp được tính dục vào chính cuộc sống ta một cách trưởng thành, như một ơn phúc của Đấng Hóa Công vốn thuộc chính hữu thể đàn ông và đàn bà của ta. Điều này có nghĩa gì trong cuộc sống thực tiễn của ta?
Mọi người rửa tội đều được kêu gọi sống trong sạch. Điều này có nghĩa: vợ chồng phải kết hợp với nhau trong một tình yêu chân thực và giữ lòng chung thủy với nhau, cho đến chết. Họ được mời gọi hiến thân cho nhau “trong thánh thiện và danh dự, chứ không trong đam mê thèm muốn, như dân ngoại vốn không nhận biết Thiên Chúa” (1Tx 4:4). Trong phạm vi này, với một tinh thần làm cha mẹ có trách nhiệm, họ có thể sử dụng hay không sử dụng các phương pháp kiểm soát sinh sản tự nhiên để có con, nếu họ có đủ lý do nghiêm chỉnh bên trong các giới răn của Chúa. Tuy nhiên, họ phải khước từ một cách có ý thức việc sử dụng thuốc ngừa thai, như thông điệp “Sự Sống Con Người” của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI từng đòi hỏi. Hành động như thế, họ sẽ thấy tình yêu đối với nhau của họ sẽ vững mạnh hơn và thành thực hơn. Các cặp vợ chồng này sẽ là một khích lệ lớn lao đối với người trẻ, người độc thân, bất luận là chưa lập gia đình hay ở góa, biết sống cuộc sống tiết dục của họ. Nhờ gương sáng và chứng tá của họ, có thể giúp các cặp đang chuẩn bị hôn nhân, nhờ ơn Chúa, tiếp tục duy trì được đức trong sạch cho tới ngày thành hôn.
Giới trẻ có thể tìm được trợ giúp trong các nhóm và các phong trào như Tình Yêu Chân Thực Biết Chờ Đợi (True Love Waits), là phong trào đang khuyến khích người trẻ biết phát triển một tình bạn ấm áp với Chúa Giêsu và cam kết sống khiết trinh trước hôn nhân. Tận hiến cho Đức Mẹ, một tập tục từng được duy trì hay mới được phục hưng tại một số nơi, cũng là một trợ giúp lớn lao cho người trẻ nào biết hân hoan sống trọn nhân đức khiết trinh của mình. Ngày nay, lúc truyển thông, nhà trường và cả nhà trẻ nữa đang tràn ngập những thông tin một chiều về tính dục, thì cha mẹ cần tỉnh táo trong việc đào luyện con cái mình bằng cách trợ giúp chúng đúng lúc.
Ngày nay, chứng tá của các Kitô hữu trong việc sống cuộc sống độc thân và khiết trinh được coi là cần thiết hơn bao giờ hết. Ở mỗi thời đại, “vì nước trời” (Mt 19:12), Chúa đều chọn những người đàn ông và đàn bà tự ý khước từ cuộc sống hôn nhân đầy tốt đẹp để dâng hiến trọn vẹn tình yêu của mình cho Chúa Kitô, cam kết chọn làm cha mẹ thiêng liêng vì lợi ích của anh chị em mình. Cuộc đời họ là một tặng phẩm Chúa dành cho Giáo Hội và là một dấu chỉ mạnh mẽ cho thế giới mà người ta không nên bỏ qua. Nếu các linh mục và tu sĩ sống ơn gọi của họ cách hân hoan, họ sẽ gây được ảnh hưởng lớn lao đối với người chung quanh và làm chứng được rằng trong Chúa Kitô, ta sẽ tìm được hạnh phúc đích thật và lâu bền.
Ngày nay, chứng tá của các Kitô hữu trong việc sống cuộc sống độc thân và khiết trinh được coi là cần thiết hơn bao giờ hết. Ở mỗi thời đại, “vì nước trời” (Mt 19:12), Chúa đều chọn những người đàn ông và đàn bà tự ý khước từ cuộc sống hôn nhân đầy tốt đẹp để dâng hiến trọn vẹn tình yêu của mình cho Chúa Kitô, cam kết chọn làm cha mẹ thiêng liêng vì lợi ích của anh chị em mình. Cuộc đời họ là một tặng phẩm Chúa dành cho Giáo Hội và là một dấu chỉ mạnh mẽ cho thế giới mà người ta không nên bỏ qua. Nếu các linh mục và tu sĩ sống ơn gọi của họ cách hân hoan, họ sẽ gây được ảnh hưởng lớn lao đối với người chung quanh và làm chứng được rằng trong Chúa Kitô, ta sẽ tìm được hạnh phúc đích thật và lâu bền.
Lớn lên trong Tình Yêu
Đức Mẹ khuyến khích ta trong bất cứ ơn gọi nào của ta. Mối phúc “Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch vì họ sẽ thấy Thiên Chúa” (Mt 5:8) đã nên trọn trong Đức Nữ Trinh và là Mẹ Thiên Chúa. Trong Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, ta thấy có câu giải thích như sau: “‘Tâm hồn trong sạch’ chỉ những ai biết liệu cho trí tuệ và ý muốn của mình phù hợp với những đòi hỏi của sự thánh thiện của Thiên Chúa, nhất là trong ba lãnh vực: đức ái, đức trong sạch hay sự ngay thẳng về tính dục, lòng yêu mến sự thật và sự chính thống của đức tin. Có một sự nối kết giữa sự trong sạch của tâm hồn, sự trong sạch của thân xác và sự trong sạch của đức tin” (SGLCGHCG số 2518).
Đức Mẹ khuyến khích ta trong bất cứ ơn gọi nào của ta. Mối phúc “Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch vì họ sẽ thấy Thiên Chúa” (Mt 5:8) đã nên trọn trong Đức Nữ Trinh và là Mẹ Thiên Chúa. Trong Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, ta thấy có câu giải thích như sau: “‘Tâm hồn trong sạch’ chỉ những ai biết liệu cho trí tuệ và ý muốn của mình phù hợp với những đòi hỏi của sự thánh thiện của Thiên Chúa, nhất là trong ba lãnh vực: đức ái, đức trong sạch hay sự ngay thẳng về tính dục, lòng yêu mến sự thật và sự chính thống của đức tin. Có một sự nối kết giữa sự trong sạch của tâm hồn, sự trong sạch của thân xác và sự trong sạch của đức tin” (SGLCGHCG số 2518).
Đức Maria có thể và chắc chắn sẽ giúp ta cố gắng duy trì được sự trong sạch trong tâm hồn hay lấy lại được sự trong sạch ấy. Nhờ thế, ta sẽ có khả năng thờ phượng Thiên Chúa trong tinh thần và trong chân lý ngõ hầu thấy được sự tốt lành của Người trên gương mặt Chúa Giêsu Kitô. Để thấy Chúa đời đời, ta cần có một tâm hồn trong sạch. Ngay bây giờ và ở đây, tâm hồn trong sạch đã giúp ta biết nhìn thế giới dưới ánh sáng của Chúa, biết nhận ra hình ảnh Đấng Tạo Dựng nơi người khác, và “biết nhìn thân xác con người, thân xác ta cũng như thân xác người lân cận, như là đền thờ của Chúa Thánh Thần, biểu hiệu cái đẹp thần thánh của Người” (SGLCGHCG số 2519).
Đức Maria muốn giúp biến ta thành những người biết yêu thương. Sự khiết trinh trong đức tin, trong tâm tư, trong tâm hồn và trong thân xác của Ngài mời gọi ta hoàn toàn phó thác cho tình yêu Thiên Chúa như Ngài đã làm, bằng cách luôn lớn lên trong tình yêu cho tới hơi thở cuối cùng của đời ta. Cuộc đời Đức Maria là hồng phúc của tình Chúa xót thương nhân loại. Ta hãy cầu xin Ngài làm cho linh hồn ta mãi mãi khát khao tình yêu Chúa. Trong thông điệp về Đức Ái Kitô Giáo, Đức Thánh Cha từng khuyên ta nên nhìn lên Đức Mẹ và cầu xin Ngài giúp ta: “Đức Maria đã thực sự trở nên Mẹ mọi tín hữu. Đàn ông và đàn bà mọi thời và mọi nơi đều chạy đến với lòng nhân hậu từ mẫu và đức trong sạch trinh khiết cũng như ơn phúc của Ngài, trong mọi nhu cầu, mọi khát vọng, mọi niềm vui và nỗi buồn, mọi giây phút lẻ loi và mọi cố gắng chung của họ. Họ luôn cảm nhận được ơn phúc từ nhân và tình yêu không ngừng mà Ngài luôn tuôn đổ ra từ thẳm sâu tâm hồn Ngài… Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đã ban cho thế giới ánh sáng chân thực, là Chúa Giêsu Con Mẹ, và là Con Thiên Chúa. Mẹ đã phó thác hoàn toàn cho tiếng gọi của Chúa và do đó đã trở thành dòng suối tốt lành chẩy ra từ nơi Người. Xin Mẹ cho chúng con thấy Chúa Giêsu. Xin Mẹ dẫn chúng con tới với Người. Xin Mẹ dạy chúng con nhận biết và yêu mến Người, để chúng con có khả năng yêu thương chân thật và trở thành tiểu suối nước trường sinh giữa một thế giới đang khát nước” (Thiên Chúa là Tình Yêu, số 42).