Trang chủ

Sonntag, April 30, 2017

Chúa Nhật III Phục Sinh

CÁC MÔN ĐỆ EMMAUS (24,13-35)

Chú giải mục vụ của Hugues Cousin
Luca chỉ kể có hai lần Chúa Kitô hiện ra và nhắc một cách rất ngắn tới lần thứ ba (xc.34). Lần thứ nhất mà hai môn đệ được hưởng, hai vị này không có một vai trò nào khác trong Luca và Công vụ, lại được kể dài hơn lần thứ hai, dành cho những nhân chứng chính thức của sự Phục Sinh là nhóm Mười Một và những kẻ ở với họ. Cuối cùng đối với Phêrô, Luca chỉ nhắc đến cuộc hiện ra mà không mô tả gì…

Samstag, April 29, 2017

Chúa Nhật III Phục Sinh

ĐƯỜNG HY VỌNG

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Bài Tin Mừng hôm nay thật đẹp. Đẹp vì lời văn óng ả. Đẹp vì tình tiết ly kỳ. Đẹp vì tình nghĩa đậm đà. Đẹp vì những tư tưởng thần học thâm sâu. Nhưng đẹp nhất là vì bài tin Mừng chất chứa một niềm hy vọng trong sáng, xua tan mọi bóng tối thất vọng não nề.
Hai môn đệ rời Giêrusalem trở về làng cũ. Giêrusalem là trung tâm tôn giáo. Rời Giêrusalem là dấu hiệu của sa sút niềm tin. Giêrusalem là trung tâm hoạt động. Rời Giêrusalem là dấu hiệu của chán nản buông xuôi. Trước kia hia ông đã bỏ nhà cửa, gia đình để đi theo Chúa Giêsu. Nay hai ông trở về như hai kẻ thua cuộc. Ngày ra đi ôm ấp giấc mộng thành đạt. Ngày trở về ôm nặng một mối sầu. Sầu vì đã mất Người Thầy yêu quí. Sầu vì giấc mộng không thành. Hai linh hồn sầu não, thất vọng lê bước trong ánh mặt trời chiều.

Video: Thánh lễ sáng thứ Bẩy 29/04- Đức Thánh Cha chào thăm các tín hữu bất chấp lo âu khủng bố

VietCatholic Network4/29/2017


Sáng thứ Bẩy 29 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ cho các tín hữu Công Giáo Ai Cập tại một sân vận động của lực lượng phòng không Ai Cập.

Theo tường trình của tờ Los Angeles Time, Đức Thánh Cha đã tiến vào sân vận động lúc 9:30 sáng trong khi vô số những chiếc bong bóng màu vàng trắng là màu cờ của Vatican được thả lên trời và một dàn hợp xướng đang hát bài “Gloria”.

Nhiều người tham dự cho biết lần cuối cùng họ nhìn thấy một vị giáo hoàng cử hành Thánh Lễ ở sân vận động này là cách đây 17 năm, đó là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. 

Dienstag, April 25, 2017


Một trăm năm Fatima: Jacinta dưới ngòi bút Lucia

Vũ Văn An4/25/2017
Hai thị nhân bé nhỏ của Fatima, Jacinta và Francisco, sẽ được phong thánh vào ngày 13 tháng Năm này nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra với các em lần đầu năm 1917. Thông cáo báo chí của Tòa Thánh nhấn mạnh rằng các em được phong thánh vì đời sống đạo đức của các em chứ không phải vì được Đức Mẹ hiện ra. 

Montag, April 24, 2017

Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với Đức Thánh Cha: 23-4-2017

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa chúa nhật 23-4-2017, cũng là ”Chúa nhật Áo Trắng, ĐTC Phanxicô diễn giải về Lòng Thương Xót của Chúa và lễ kính Lòng Chúa Xót Thương.
  Ngài nói với hơn 20 ngàn tín hữu hiện diện:  Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Samstag, April 22, 2017

Chúa Nhật II Phục Sinh

GẶP GỠ CHÚA KITÔ PHỤC SINH

ĐTGM.Ngô Quang Kiệt

Trong suốt Tuần Bát Nhật, từ đêm vọng Phục Sinh đến nay, Chúa Nhật II Phục Sinh, các bài đọc đã trình bày cho ta nhiều lần Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra. Từ những lần thấy  Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra, các môn đệ đã có những cảm nghiệm sau đây:

1.      Chúa Kitô đồng hành với họ trên mọi nẻo đường.

Chúa Kitô Phục Sinh không con bị giới hạn trong không gian. Người có thể cùng lúc xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau. Người xuất hiện trong vườn, gần mồ chôn Người. Người xuất hiện bên bờ hồ, nới các môn đệ đang chài lưới. Người xuất hiện ở làng Emmaus, cách Giêrusalem một quãng đường dài. Người xuất hiện trong phòng đang đóng kín cửa, nơi các môn đệ tụ họp. Sau này, Người còn xuất hiện ở mãi tận Damas, bên nước Syria, nơi Phaolô lùng bắt người theo đạo. Không gian xa xôi không làm chậm bước Ngài. Không gian khép kín không ngăn được bước Ngài. Chúa Kitô Phục Sinh ra khỏi mồ có mặt trên mọi nẻo đường của cuộc sống.

Sonntag, April 16, 2017

Bài giảng Thánh Lễ Vọng Phục Sinh 2017 của Đức Thánh Cha Phanxicô

J.B. Đặng Minh An dịch4/15/2017
Lúc 8h30 tối Thứ Bảy Tuần Thánh 15 tháng Tư, 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự các nghi thức canh thức Phục sinh. Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:

“Sau ngày Sa-bát, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Maria Mácđala và một bà khác cũng tên là Maria, đi viếng mộ” (Mt 28: 1). Chúng ta có thể hình dung ra họ ra đi như thế nào. .. Họ đi như những người đến một nghĩa trang, với những bước đi mệt mỏi và chán nản, như những người thấy khó có thể tin mọi sự đã kết thúc thê thảm như thế. Chúng ta có thể hình dung ra khuôn mặt của họ, xanh xao và đầy nước mắt. Và câu hỏi của họ: Đấng Tình yêu đã chết thật rồi sao?

Samstag, April 15, 2017

Cha Cantalamessa - Bài Giảng Thứ Sáu Tuần Thánh 2014

Trong lịch sử mang tính nhân loại và thánh thiêng của cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, có những câu chuyện nhỏ về những người đàn ông và phụ nữ bước vào tia sáng hoặc bóng tối của cuộc khổ nạn ấy. Câu chuyện bi kịch nhất là câu chuyện của Giuđa Iscariot. Đó là một trong số các sự kiện đã chứng thực cùng với sự nhấn mạnh bình đẳng bởi một trong bốn Tin Mừng và trong toàn bộ phần còn lại của Tân Ước. Cộng đồng Kitô hữu tiên khởi suy tư rất nhiều về tai nạn này và chúng ta cũng sẽ thật thiếu sót nếu thực hiện điều ngược lại. Câu chuyện này có nhiều điều để nói cho chúng ta.

Bài giảng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh của cha Raniero Cantalamessa tại Đền Thờ Thánh Phêrô

J.B. Đặng Minh An dịch4/14/2017
Lúc 5 giờ chiều ngày thứ Sáu 14 tháng Tư, trước sự hiện diện của gần 9 ngàn tín hữu, hơn 40 Hồng Y và 50 Giám Mục trong giáo triều Rôma, Đức Thánh Cha đã chủ sự Phụng Vụ Suy Tôn Thánh Giá.

Sau bài Thương Khó, Cha Raniero Cantalamessa, dòng Capuchino, Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng đã trình bày bài chia sẻ của ngài như sau:

“O CRUX, AVE SPES UNICA”

Hỡi thánh giá, nguồn hy vọng duy nhất của thế giới

Chúng ta đã lắng nghe câu chuyện về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô. Có vẻ không có gì khác hơn so với bài tường thuật về một cái chết thảm khốc, và tin tức liên quan đến những cái chết tàn bạo như thế không hề thiếu trong các bản tin buổi tối. Cả trong những ngày này cũng có rất nhiều, trong đó có tin về 38 người Kitô hữu Coptic ở Ai Cập bị thiệt mạng hôm Chúa Nhật Lễ Lá. Những loại tin tức như thế nối tiếp nhau với một tốc độ dày đặc đến mức chỉ một ngày sau là chúng ta quên mất đi những tin của một ngày trước đó. Vậy thì tại sao chúng ta lại ở đây để tưởng nhớ cái chết của một người đàn ông sống cách đây 2,000 năm? Lý do là vì cái chết này đã mãi mãi thay đổi chính bộ mặt của sự chết và mang đến cho nó một ý nghĩa mới. Chúng ta hãy suy tư một lúc về điều này.

Montag, April 10, 2017

Thứ năm tuần thánh - Năm A

BÀI HỌC YÊU THƯƠNG NƠI BÀN THÁNH

Fr. Jude Siciliano, op
Thưa quý vị.

Chương 13 của Tin Mừng theo thánh Gioan, là khúc ngoặt của sách Phúc âm này. Bởi lẽ nó kết thúc phần một, quen gọi là “sách các dấu lạ”. Chúa Giêsu chấm dứt sứ vụ công khai của Ngài. Bây giờ chúng ta bước vào phần thứ hai, tựa đề là : “sách vinh quang” từ chương 13 đến chương 17. Từ then chốt của phần này là “yêu thương”. Ngài sẽ kêu gọi các môn đệ của Ngài vào vương quốc đó và bày tỏ cho họ biết tình yêu thương nào mà Ngài nghĩ tới khi Ngài hiến dâng thân mình cho họ, cho nhân loại. Ngài là hạt lúa rơi xuống đất, chết đi và mang nhiều hoa trái như chính Ngài đã tiên báo ở Chúa Nhật V mùa Chay (Năm B).

CHÚA THÁNH THẦN DẪN CHÚNG TA VÀO MẦU NHIỆM PHỤC SINH CỦA CHÚA KITÔ

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương4/8/2017

Bài Giảng IV Mùa Chay Của Cha Raniero Cantalamessa

Trong hai suy niệm đầu Mùa Chay, chúng ta đã suy tư về Chúa Thánh Thần, Đấng dẫn đưa chúng ta tới chân lý toàn vẹn về con người Chúa Kitô, khi làm cho Người được tuyên xưng như là “Chúa” và là “Thiên Chúa thật.” Trong suy niệm cuối, chúng ta đã chuyển từ con người Chúa Kitô sang công trình Chúa Kitô, từ ngôi vị tới hoạt động, và đặc biệt mầu nhiệm về cái chết cứu độ của Người. Hôm nay, tôi muốn đề nghị chúng ta suy niệm về mầu nhiệm Phục Sinh của Người và của chúng ta.
Một cách rõ ràng thánh Phaolô gán sự phục sinh của Chúa Giêsu từ cái chết cho công trình của Chúa Thánh Thần. Người nói rằng Chúa Kitô, “Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng” (Rm 1,4). Trong Chúa Kitô, lời tiên tri vĩ đại của Êdêkien về Thần Khí đã được hoàn tất, Đấng đã nhập vào trong những bộ xương khô, làm cho chúng chỗi dậy từ những nấm mồ và làm thành một đạo quân lớn “đông vô kể” của những người được phục sinh tới sự sống và hy vọng (x. Ed 37,1-14).

Samstag, April 08, 2017

Chúa Nhật Lễ Lá - Năm A

CÀNH LẤ PHẢN BỘI

Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’ của – R. Veritas
Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của danh hoạ Rembradt, người Hoà Lan, sống vào thế kỷ 17, đó là bức tranh “Ba Thập Giá”. Nhìn vào tác phẩm, ai cũng bị thu hút ngay vào trung tâm: giữa thập giá của hai người bất lương, thập giá của Chúa Giêsu trổi lên một cách ngạo nghễ. Dưới chân thập giá là cả một đám đông mà gương mặt nào cũng biểu lộ hận thù oán ghét… Tác giả như muốn nói rằng: không trừ một người nào mà không dính líu vào việc đóng đinh Chúa Giêsu.

Nhìn kỹ vào đám đông, người ta thấy có một gương mặt như mất hút trong bóng tối, nhưng một vài nét cũng đủ cho các nhà chuyên môn chuẩn đoán rằng đó chính là khuôn mặt của danh hoạ Rembrandt, tác giả của bức tranh này.

Chúa Nhật Lễ Lá - Năm A

CON ĐƯỜNG CHÚA ĐI

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
BÀI THƯƠNG KHÓ: Mt 26,14 – 27,66

Lễ Lá có một khởi đầu vui nhưng lại có một kết cục buồn. Khởi đầu Chúa Giêsu long trọng vào thành Giêsusalem. Kết cục, Chúa Giêsu chịu kết án, chịu khổ hình và chết trên thập giá. Con đường vào thành của Người là con đường vinh quang vương giả. Nhưng con đường lên Núi Sọ lại là con đường của kẻ tội đồ.

Đám rước tưng bừng ngày Lễ Lá gọi ta cùng tiến bước theo Chúa.

Tiến bước theo Chúa để hiểu rằng hành trình không kết thúc tại cổng thành Giêrusalem với đám đông ngưỡng mộ, với cành lá và quần áo trải thảm đường đi, nhưng kết thúc trên Núi Sọ với thập giá, với những lời nhục mạ, với hai tội nhân đồng hành. Chúa Giêsu không xưng vương trước đám đông cuồng nhiệt nghênh đón, nhưng lại xưng vương trước mặt Philatô, khi tay đã bị trói, khi thân thể đã tan nát không còn hình tượng con người, khi đã mất hết uy tín, đứng trước vành móng ngựa như một phạm nhân. Danh hiệu là Vua chỉ được chính thức ghi bằng chữ viết khi Người bị treo trên thập giá.

Freitag, April 07, 2017

CHÚA THÁNH THẦN DẪN CHÚNG TA VÀO MẦU NHIỆM TỬ NẠN CỦA CHÚA KITÔ

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương 4/6/2017

Bài Giảng III Mùa Chay Của Cha Raniero Cantalamessa
1- Chúa Thánh Thần trong mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô
Trong hai bài suy niệm trước chúng ta đã cố gắng chỉ cho thấy Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta như thế nào vào “sự viên mãn của chân lý” về con người Chúa Kitô, khi làm cho Người được nhận biết như là “Chúa” và như là “Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật.” Trong những suy niệm còn lại chúng ta sẽ thay đổi chú ý từ con người của Chúa Kitô tới công trình của Chúa Kitô, từ hữu thể tới hành vi của Người. Chúng ta sẽ cố gắng minh chứng Chúa Thánh Thần chiếu sáng như thế nào trong mầu nhiệm vượt qua.

Samstag, April 01, 2017

Chúa Nhật V Mùa Chay - Năm A

LƯỠI HÁI HAY CHÌA KHÓA VÀNG?

R. Veritas
Thánh Charles Borrômê sống ở Italia trên 400 năm trước đây (1538-1584). Khi còn trẻ, Borrômê đầy những tước vị, danh vọng. Nhưng một lúc Borrômê đã nhận ra ngày nào đó, Ngài sẽ phải bỏ tất cả. Ngài muốn ghi khắc điều đó, nên nhờ một họa sĩ nổi tiếng vẽ bức bích họa trong tư thất để diễn tả cái chết. Bức họa hoàn thành: họa sĩ trình bày thần chết theo lối cổ điển: một bộ xương người nắm chặt lưỡi hái trong tay.

Borrômê ngạc nhiên: “Tại sao họa sĩ hình dung cái chết bằng chiếc lưỡi hái?”

Họa sĩ đáp: “Vì thần chết cắt hái mọi cuộc sống. Cái chết hủy hoại mọi cuộc đời.”
Chúa Nhật V Mùa Chay - Năm A

TIN VÀO CÁI GÌ, HAY TIN VÀO AI?

Achille Degeest
Sau cuộc gặp gỡ với Giakêu, Chúa Giêsu rời Giêricô đi Giêrusalem. Các môn đệ tìm cách can ngăn Người vì biết rằng ở đó Người sẽ gặp sự kình địch của người Do Thái. Tin tức về bệnh tình của Lagiarô gây nên một cuộc bàn cãi sôi nổi. Cuối cùng Chúa Giêsu tuyên bố: “Lagiarô chết rồi Ta mừng cho chúng con vì Ta không có mặt ở đó, để chúng con được tin”. Niềm vui của Chúa trong một hoàn cảnh như thế có thể làm ta ngạc nhiên. Người vui vì Người sắp tỏ uy quyền của mình trên thế lực mù quáng của sự chết, và đàng khác vì sắp tăng cường lòng tin của các môn đệ đối với Người.
Chúa Nhật V Mùa Chay - Năm A

MỞ CỬA MỘ

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Tai họa ngày 11 tháng 09 năm 2001 trên đất Mỹ đã trở thành một nỗi ám ảnh đối với mọi người. Trong phút chốc, hai tòa tháp chọc trời đổ sập xuống, trở thành ngôi mộ khổng lồ chôn vùi mấy ngàn sinh mạng. Ngôi mộ gieo tang thương. Ngôi mộ gieo kinh hoàng. Ngôi mộ làm rung chuyển thế giới.

Ngôi mộ không chỉ hiện hữu từ khi toà tháp đôi đổ xuống. Trước đó ngôi mộ đã hiện diện trong trái tim của những người khủng bố. Sau đó ngôi mộ vẫn phủ màn u ám trên cuộc sống thân nhân bạn bè.