Trang chủ

Dienstag, Oktober 14, 2014

Tặng Phẩm Đức Trinh Nữ Maria
(dongten.net) 14/09/2014
I. ĐỨC MARIA LÀ MẸ
“Đây là Mẹ Con” ( Ga 19,28)
1. Tặng phẩm tình yêu vô tận : trao hiến chính mình
« Chúa Giê-su đã yêu thương các môn đệ còn ở trần gian. Người yêu họ cho đến cùng » (Ga 13,1)
Vì yêu thương, trên Thập Giá Chúa Giêsu đã hiến trao tất cả. Hiến trao chính mình. Tặng phẩm là dấu chỉ tình yêu. Tặng phẩm càng gắn liền với mạng sống thì tình yêu càng mãnh liệt. « Không có tình yêu nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15,13) Chúa Giê-su hiến trao mạng sống của Người trên Thập giá cho Cha, cho nhân loại. Ý nghĩa của việc tặng hiến này được loan báo cách rõ ràng ở bữa Tiệc ly và được thực hiện dưới dấu chỉ Bánh và Rượu. Bánh là Thịt : « Đây là Mình Thầy » (Mt 26,26). Rượu là Máu : « Đây là Máu Thầy máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội » (Mt 26,28).
Trao ban Thánh Thần
Khi chịu chết cho nhân loại, Chúa hiến dâng sự sống cho Cha và cho tất cả mọi người. Qua việc hiến ban sự sống, Chúa trao ban tất cả. Tất cả ở đây không đơn thuần là sự sống thể lý mà còn là sự sống của Ngôi Lời Nhập Thể, Con Thiên Chúa. Ý nghĩa sâu xa của cái chết tự nguyện là Chúa trao ban Thánh Thần. Thánh Thần tình yêu, mà Người nhận lãnh như Đấng Mêsia. Vào biến cố Phép Rửa, Ngôi Lời Nhập Thể nhận lãnh Thánh Thần, như Gioan Tẩy Giả làm chứng: « Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người » (Ga 1,32). Trong hoàn cảnh khác, Gioan tuyên bố Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn » (Ga 3,34). Trong đời sống Chúa Giêsu khao khát ban Thần Khí, nhưng chưa đến « giờ » Chúa Cha ấn đinh : « Họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Giê-su chưa được tôn vinh »(.x. Ga 7,39). Theo Gioan, khi chết trên thập giá, Chúa Giêsu ban Thần Khi (x.Ga 19,30).

Freitag, Oktober 10, 2014

70 bài Giáo Lý Thánh Mẫu
Nguồn: Vietcatholic
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch 
70 bài Giáo Lý Thánh Mẫu
của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
trong các Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần từ 6/9/1995 tới 12/11/1997
hướng về ngày hiển thánh 27/4/2014 của vị Giáo Hoàng "totus tuus - tất cả của con là của Mẹ"
Mối Liên Hệ giữa Mẹ Maria và Giáo Hội
Bài 57 (30/7/1997)
1- Vai trò trổi vượt của Mẹ Maria trong công cuộc cứu độ mời gọi chúng ta đào sâu về mối liên hệ giữa Mẹ và Giáo Hội.
Theo một số người thì Mẹ Maria không thể được coi là một phần thể của Giáo Hội, vì các đặc ân được ban cho Mẹ, như đặc ân Hoài Thai Vô Nhiễm Tội, vai trò làm Mẹ thần linh và việc hợp tác đặc thù của Mẹ vào công cuộc cứu độ, đã nâng Mẹ lên một thân phận siêu việt đối với cộng đồng tín hữu.
Tuy nhiên, Công Đồng Chung Vaticanô II lại không ngần ngại cho thấy Mẹ Maria như là một phần thể của Giáo Hội, tuy nhiên biệt chú rằng Mẹ "trổi vượt và... hoàn toàn đặc thù - pre-eminent and ... wholly unique" (Lumen gentium, 53): Mẹ Maria là kiểu mẫu (type) của Giáo Hội, là mô phạm (model) và là Mẹ của Giáo Hội. Khác với tất cả mọi tín hữu, vì các tặng ân phi thường Mẹ nhận được từ Chúa, tuy nhiên Đức Trinh Nữ này vẫn thuộc về Giáo Hội và hoàn toàn được gọi là một phần thể.
MÂN CÔI – KINH SUY NIỆM PHÚC ÂM

Lễ Mân Côi
Lc 1, 26-56

“Mân Côi” có nghĩa là “hoa hồng”. Xuất phát từ chữ La tinh Rosarium có nghĩa là vườn hoa hồng. Với ý nghĩa mỗi câu kinh Kính Mừng như những đóa hoa hồng dâng lên Đức Mẹ Maria. Cho nên Kinh Mân Côi nghĩa là Kinh Hoa Hồng, do có tích truyện một vị tu sĩ khi đọc kinh Kính Mừng, Đức Mẹ đã lấy những nụ hoa hồng trên môi của thầy tu ấy kết thành vòng hoa đội lên đầu mình...
Mỗi lần hiện ra với con cái loài người khắp nơi trên thế giới, như ở Lộ Ðức (Pháp) năm 1858, ở Fatima (Bồ Ðào Nha) năm 1917, ở Banneux (Bỉ) năm 1933… Ðức Mẹ đều mang trên tay Chuỗi Tràng Hạt Mân Côi. Ðiều đó muốn nói lên tầm quan trọng của việc tôn thờ Thiên Chúa qua việc lần hạt Mân Côi. Ðặc biệt tại Fatima, một trong ba mệnh lệnh tối hậu mà Mẹ muốn nhắn nhủ con cái loài người là: « Chúng con hãy siêng năng lần hạt Mân Côi !»